Mua thôn tính của hội đồng quản trị (Management Buyout) là gì? Ưu và nhược điểm
Mục Lục
Mua thôn tính của hội đồng quản trị
Mua thôn tính của hội đồng quản trị trong tiếng Anh là Management Buyout, viết tắt là MBO.
Mua thôn tính của hội đồng quản trị (MBO) là một giao dịch trong đó nhóm các quản lí của công ty mua tài sản và hoạt động của doanh nghiệp mà họ đang quản lí. MBO hấp dẫn đối với các nhà quản lí chuyên nghiệp vì nó mang lại phần thưởng tiềm năng và quyền kiểm soát lớn hơn nhờ việc làm chủ sở hữu của doanh nghiệp thay vì nhân viên.
Cách MBO hoạt động
MBO là chiến lược rút lui ưa thích của các tập đoàn lớn muốn bán những bộ phận không phải là một phần của hoạt động kinh doanh cốt lõi của chúng, hoặc của các doanh nghiệp tư nhân mà chủ sở hữu muốn ngừng kinh doanh.
Tài trợ cần thiết cho một thương vụ MBO thường khá lớn và thường là kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu có nguồn gốc từ người mua, nhà tài chính và đôi khi là cả người bán.
Trong giao dịch MBO, nhóm quản lí tập hợp nguồn lực để mua được tất cả hoặc một phần của doanh nghiệp mà họ đang quản lí.
Ưu và nhược điểm của MBO
MBO được xem là cơ hội đầu tư tốt đối với các quỹ phòng hộ và các nhà tài chính lớn, những người thường khuyến khích công ty chuyển thành nội bộ, để có thể hợp lý hóa hoạt động và cải thiện lợi nhuận mà không bị công chúng đánh giá, và sau đó đem công ty cổ phần hóa và bán cổ phần cho chúng ở mức định giá cao hơn nhiều ban đầu.
Trong trường hợp MBO được hỗ trợ bởi một quỹ đầu tư tư nhân, quĩ này có khả năng trả một mức giá hấp dẫn cho công ty nếu họ tin rằng công ty có đội ngũ quản lí giỏi.
Tuy nhiên cấu trúc MBO cũng có một số nhược điểm. Dù đội ngũ quản lí có thể gặt hái những phần thưởng của quyền sở hữu, họ phải thực hiện quá trình chuyển đổi từ nhân viên sang chủ sở hữu, điều này đòi hỏi phải thay đổi tư duy từ quản lí sang doanh nhân. Không phải mọi nhà quản lí đều sẽ thành công trong việc thực hiện chuyển đổi này.
Ngoài ra, người bán có thể không nhận được giá tốt nhất cho việc bán tài sản trong MBO. Nếu nhóm quản lí hiện tại là người trả giá nghiêm túc cho các tài sản hoặc hoạt động được bán ra, thì có khả năng xảy ra xung đột lợi ích đối với các nhà quản lí.
Có nghĩa là, các nhà quản lí có thể hạ thấp hoặc cố tình phá hoại triển vọng tương lai của những tài sản đang được rao bán để mua chúng với giá tương đối thấp.
(Theo investopedia)