Kích thích kinh tế (Economic Stimulus) là gì? Rủi ro tiềm tàng của chi tiêu kích thích kinh tế
Mục Lục
Kích thích kinh tế
Kích thích kinh tế trong tiếng Anh là Economic Stimulus.
Kích thích kinh tế là hành động của chính phủ nhằm khuyến khích hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân bằng cách tham gia vào chính sách tiền tệ hoặc chính sách tài khóa có mục tiêu dựa trên các ý tưởng của kinh tế học Keynes.
Thuật ngữ kích thích kinh tế dựa trên sự tương tự với quá trình kích thích và đáp ứng sinh học, với mục đích sử dụng chính sách của chính phủ như một kích thích khơi gọi phản ứng từ nền kinh tế khu vực tư nhân. Kích thích kinh tế thường được sử dụng trong thời kì suy thoái. Các công cụ chính sách thường được sử dụng để thực hiện kích thích kinh tế bao gồm giảm lãi suất, tăng chi tiêu của chính phủ và nới lỏng định lượng.
Hiểu về kích thích kinh tế
Suy thoái kinh tế, theo kinh tế học Keynes, là sự thiếu hụt liên tục của tổng cầu, trong đó nền kinh tế sẽ không tự điều chỉnh. Thay vào đó, có thể đạt đến trạng thái cân bằng mới với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, sản lượng thấp hơn và tốc độ tăng trưởng chậm hơn. Theo lí thuyết này, để chống suy thoái kinh tế, chính phủ nên tham gia vào chính sách tài khóa mở rộng để bù đắp cho sự thiếu hụt trong tiêu dùng của khu vực tư nhân và chi tiêu đầu tư kinh doanh để khôi phục tổng cầu và việc làm.
Thay vì sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để thay thế chi tiêu của khu vực tư nhân, kích thích kinh tế được cho là nhắm tới thâm hụt chi tiêu của chính phủ, cắt giảm thuế, giảm lãi suất hoặc tạo tín dụng mới đối với các lĩnh vực quan trọng cụ thể của nền kinh tế. Mục đích là tận dụng lợi thế các hiệu ứng số nhân mà sẽ gián tiếp tăng tiêu dùng khu vực tư nhân và chi đầu tư. Điều này làm tăng chi tiêu của khu vực tư nhân sau đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, ít nhất là theo lí thuyết.
Rủi ro tiềm tàng của chi tiêu kích thích kinh tế
Có một số lập luận chống lại Keynes, bao gồm cả khái niệm về cân bằng Ricardo, sự lấn chiếm đầu tư của tư nhân trong hiểu ứng lấn át và ý tưởng rằng kích thích kinh tế thực sự có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn sự phục hồi của khu vực tư nhân khỏi suy thoái thực tế.
Cân bằng Ricardo và hiệu ứng lấn át
Cả cân bằng Ricardo và hiệu ứng lấn át về cơ bản đều xoay quanh ý tưởng rằng cách mọi người phản ứng lại các khuyến khích kinh tế. Vì điều này, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ điều chỉnh hành vi của họ theo cách bù đắp và bỏ qua chính sách kích thích kinh tế. Phản ứng với kích thích sẽ không phải là một hiệu ứng số nhân đơn giản, nhưng cũng sẽ bao gồm các hành vi bù đắp này.
Ngăn chặn điều chỉnh, phục hồi kinh tế
Các lí thuyết kinh tế khác nghiên cứu về suy thoái cũng tranh cãi về tính hữu ích của chính sách kích thích kinh tế. Trong lí thuyết chu kì kinh doanh thực tế, suy thoái kinh tế là một quá trình điều chỉnh và phục hồi thị trường từ một cú sốc kinh tế tiêu cực lớn. Hay trong lí thuyết chu kì kinh doanh của Áo, một cuộc suy thoái là một quá trình thanh lí các khoản đầu tư sai lầm được khởi tạo trong điều kiện thị trường bị bóp méo trước đó và phân bổ lại các nguồn lực liên quan với nền tảng kinh tế thực sự. Trong cả hai trường hợp, kích thích kinh tế có thể phản tác dụng với quá trình điều chỉnh phục hồi cần thiết trên thị trường.
(Theo Investopedia)