IPO 'nóng' (Hot IPO) là gì? Ảnh hưởng của IPO 'nóng'
Mục Lục
IPO "nóng"
Khái niệm
IPO "nóng" trong tiếng Anh là Hot IPO.
IPO "nóng" là thuật ngữ chỉ đợt phát hành cổ phần công khai lần đầu của một công ty có sức hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư dẫn đến lượng cầu cho cổ phiểu công ty này tăng mạnh.
Có nhiều cách để phát hành cổ phiếu công khai ngoài IPO, bao gồm niêm yết trực tiếp hoặc phát hành công khai trực tiếp. Khi một công ty muốn mở một đợt IPO, các nhà bao tiêu bảo lãnh phát hành được chọn sẽ là người tổ chức và thực hiện các sự kiện liên quan đến IPO.
Phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO) mang đến cho công ty tư nhân cơ hội kiếm tiền dựa trên lượng cầu của thị trường đối với cổ phiếu của họ.
Một công ty lựa chọn phát hành cổ phiếu thông qua IPO có thể thu được một số tiền lớn trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt nếu việc phát hành thu hút sự chú ý của công chúng hay công ty đó trở thành một IPO "nóng".
Khi các công ty quyết định thực hiện IPO, họ thường chọn một hoặc nhiều ngân hàng đầu tư để bảo lãnh việc phát hành cũng như thực hiện và sắp xếp bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán đại chúng.
Các nhà bảo lãnh giúp công ty đặt giá trên mỗi cổ phiếu và tiếp thị IPO. Các ngân hàng bảo lãnh phát hành sẽ xác định số lượng cổ phiếu cụ thể họ sẽ cung cấp cho người mua và khoản phí bán hàng họ sẽ thu.
Lực lượng người mua này có thể là khách hàng tổ chức hoặc khách hàng cá nhân. Phần họ nhận được gọi là phần phí bảo lãnh phát hành.
IPO "nóng" đăng kí vượt mức
IPO "nóng" hấp dẫn các nhà đầu tư cho rằng nhu cầu về cổ phiếu sẽ vượt xa số lượng cổ phiếu được chào bán.
IPO có lượng cầu vượt quá lượng cung được xem là đăng kí vượt mức, khiến chúng trở thành mục tiêu cho các nhà đầu cơ ngắn hạn cũng như những nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội dài hạn khi nắm giữ cổ phiếu. Nhu cầu cổ phiếu tăng dẫn đến giá cổ phiếu tăng mạnh ngay sau khi bắt đầu giao dịch, tuy nhiên sự tăng giá đột ngột này thường không bền vững.
Một IPO "nóng" có khả năng cao sẽ bị đăng kí vượt mức, các công ty thường sẽ cho phép các nhà bảo lãnh của họ tăng qui mô của đợt chào bán để thỏa mãn nhiều nhà đầu tư hơn và thu được nhiều tiền hơn.
Các nhà bảo lãnh phát hành cần cân bằng qui mô của IPO với mức giá phù hợp cho mức tiền lãi trên cổ phiếu. Nếu thực hiện đúng, việc cân bằng này sẽ tối đa hóa lợi nhuận cho công ty và các ngân hàng bảo lãnh phát hành.
Nếu IPO "nóng" được định giá thấp (underpriced), thường giá sẽ tăng nhanh sau khi cổ phiếu được tung ra thị trường sau đó tự điều chỉnh với lượng cầu cổ phiếu của thị trường.
Ngược lại, việc định giá quá cao IPO (overpriced) có thể dẫn đến việc giá giảm nhanh chóng sau khi phát hành. Đối với các ngân hàng bảo lãnh phát hành cổ phiếu, giá cao hơn mang lại nhiều lợi ích hơn do họ chỉ kiếm tiền từ buổi phát hành đầu tiên.
Ảnh hưởng của IPO "nóng"
Các cổ đông ban đầu sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi những thay đổi đột ngột về giá sau khi mở cửa giao dịch công khai.
Tuy nhiên, các nhà bảo lãnh đôi khi dành các ưu đãi cho những khách hàng giá trị cao khi chào bán cổ phiếu trong một IPO "nóng", vì vậy họ chịu một số rủi ro nếu họ định giá quá cao cổ phiếu.
Nhìn chung, một IPO "nóng" không phải là một khoản đầu tư được đảm bảo chắc thắng cho các nhà đầu tư. Đôi khi do sự phóng đại quá mức đợt IPO làm cho kết quả thu lại của các nhà đầu tư không như họ mong đợi.
Ví dụ thực tế IPO "nóng" - Facebook
Khi gã khổng lồ mạng xã hội Facebook tuyên bố kế hoạch phát hành cổ phiếu công khai đầu năm 2012, các nhà phân tích đã dự đoán rằng Facebook đang tìm cách tăng khoảng 10.6 tỉ $ bằng cách bán hơn 337 triệu cổ phiếu ở mức giá từ 28 đến 35 $ trên mỗi cổ phiếu.
Với những dự báo này, IPO của Facebook đã tạo ra sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư, dự đoán IPO có thể được đăng kí vượt mức.
Ngày 18 tháng 5 năm 2012, như dự đoán trong buổi IPO, nhu cầu với cổ phiếu Facebook lớn hơn so với lượng công ty đang cung cấp.
Để tận dụng lợi thế của IPO đăng kí vượt mức và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, Facebook đã tăng số lượng cổ phiếu lên 421 triệu, đồng thời cũng tăng phạm vi giá lên từ 34 $ đến 38 $ trên một cổ phiếu.
Ở đây Facebook và các nhà bảo lãnh của họ đã tăng cả nguồn cung lẫn giá cổ phiếu để đáp ứng nhu cầu và giảm bớt tình trạng đăng kí vượt mức chứng khoán.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng cổ phiếu của Facebook đã không được đăng kí vượt mức giá IPO. Giá cổ phiếu Facebook đã nhanh chóng giảm trong bốn tháng đầu tiên giao dịch và phải đến ngày 31 tháng 7 năm 2013 mới được giao dịch trên giá IPO lần đầu tiên.
(Theo Investopedia)