Du lịch hòa nhập (Inclusive tourism) là gì?
Mục Lục
Du lịch hòa nhập
Du lịch hòa nhập trong tiếng Anh gọi là: Inclusive tourism.
Du lịch hòa nhập là một phương pháp tiếp cận du lịch giảm nghèo khuyến khích các mối liên kết và tương tác giữa các nhân tố trong ngành du lịch, quan hệ đối tác với các cơ sở tư nhân, kích thích kinh tế địa phương, sự hòa nhập của phụ nữ, và sự tham gia của cộng đồng địa phương để hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn của họ.
Ví dụ truyền cảm hứng
Thực hiện thành công dự án cho người nghèo: "Du lịch trọn gói ở miền bắc Tanzania"
Trọng tâm phân tích là nghiên cứu về người dân Tanzania như một phần của chuỗi giá trị du lịch toàn cầu, kéo dài từ đất nước là điểm xuất phát của khách du lịch đến miền Bắc Tanzania.
Lí do của điều này rất đơn giản: Các bên liên quan ở Tanzania không thể tác động trực tiếp tới chuỗi giá trị ở nước ngoài. Thêm nữa, các nghiên cứu du lịch chỉ bận tâm tới các giá trị lợi nhuận quốc tế thu được mà nước sở tại bị đẩy đến vai trò không thể giúp được ‘nạn nhân’ bất lực của toàn cầu hóa.
Nhưng ngược lại có những bước đi rất thiết thực để người Tanzania có thể đầy mạnh du lịch và liên hệ nó với người nghèo tại chính đất nước của họ.
Khoảng 38% doanh thu từ hoạt động leo núi Kilimanjaro vào các kì nghỉ được bán trọn gói tại Châu Âu (bao gồm vé máy bay) đều từ Tanzania.
Trong khi đó chi tiêu riêng của khách du lịch, ở nước sở tại chiếm hơn 41% tổng chi phí của gói du lịch. 12% của tổng chi phí du lịch (bao gồm chi phí trọn gói du lịch quốc tế và chi tiêu riêng) là cho người nghèo.
Ngoại suy về chi tiêu của khách du lịch leo núi Kilimanjaro với số lượng khoảng 35.000 lượt khách leo núi hàng năm, cho kết quả là tổng chi tiêu trong nước của du lịch vào khoảng 50 triệu USD/năm. Đây là nguồn thu đáng kế trong bối cảnh kinh tế nông thôn.
Trong số này, 28% hay hơn 13 triệu USD, được cho là chi tiêu cho người nghèo. Đối tượng thụ hưởng chính của chuỗi giá trị từ hoạt động leo núi Kilimanjaro là những người hỗ trợ leo núi (Đa phần là phụ nữ), họ nhận được 62% từ việc chi tiêu cho người nghèo, cũng như nhân viên trong cơ sở lưu trú không có sự quản lí.
Với một số người, thực sự Tanzania chỉ thu được một nửa chuỗi giá trị toàn cầu trong các gói kì nghỉ được bán ở Châu Âu cũng có thể coi là thỏa đáng. Với một điểm du lịch đường dài (với chi phí cho chuyến bay chiếm từ 40 – 50% tổng chi phí của gói du lịch) thì điều đó thực sự là khả quan.
Để người dân Tanzania có thể xuất khẩu được hàng hóa khác như cà phê thực sự là niềm mơ ước.
Mỗi đô la Mỹ chi tiêu cho kì nghỉ trọn gói từ Châu Âu tới Tanzania tạo ra tác động gấp ba lần cho người nghèo (11% cho săn bắn và 12% cho việc leo núi Kilimanjaro, so với 4% cho cà phê) và gấp gần 5 lần giá trị cho Tanzania (41–53% so với 8%) so với một đô la chi cho một túi cafe Tanzania tại Châu Âu.
(Tài liệu tham khảo: Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch, Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, bản dịch tiếng Việt thuộc về Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội)