Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện
Khi quyết định hợp tác với Japfa để chăn nuôi heo gia công, điều mà vợ chồng ông Bùi Đức Ái (ấp Đuôi Chuột, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, Bình Dương) quan tâm nhất không phải là heo giống hay cám, mà là giải pháp để trang trại không còn bị dịch tả heo châu Phi (ASF).
Bởi trước đó, khi nuôi gia công cho một công ty khác, 2 trang trại của vợ chồng ông Ái đã lần lượt bị ASF. Trong 3 năm liên tiếp từ 2019 đến 2021, vợ chồng ông khốn đốn, cạn sạch vốn bởi dịch bệnh này. Trong tình cảnh ấy, công ty mà vợ chồng ông đang có hợp đồng nuôi gia công lại không đưa ra một giải pháp hữu hiệu nào để phòng chống ASF.
Để thoát khỏi nguy cơ trắng tay, vợ chồng ông Ái đành phải tìm kiếm các mô hình chăn nuôi có thể phòng chống ASF một cách hiệu quả hơn. Sau khi tìm hiểu nhiều mô hình khác nhau, vợ chồng ông quyết định đặt niềm tin vào quy trình chăn nuôi an toàn sinh học của Japfa.
Để đáp ứng đúng quy trình mà Japfa đưa ra, gia đình ông chấp nhận đầu tư thêm tiền bạc, xây dựng 3 lớp an toàn sinh học cho trang trại và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp ngăn ngừa dịch tả.
Đặc biệt, khi bắt tay với Japfa, vợ chồng ông luôn nhận được sự tư vấn, hướng dẫn nhanh chóng và hiệu quả từ các cán bộ kỹ thuật của công ty về quy trình an toàn sinh học đến những kỹ thuật giúp chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất.
Công ty tạo cho vợ chồng ông một nhóm riêng gồm các kỹ thuật phụ trách địa bàn và những cán bộ quản lý ở cấp cao hơn trên ứng dụng trò chuyện. Qua nhóm này, vợ chồng ông Ái và các cán bộ kỹ thuật của Japfa trao đổi kịp thời và thường xuyên về tình hình sinh trưởng của đàn heo, các vấn đề phát sinh và cách xử lý …
Với sự đồng hành khắng khít đó từ các cán bộ kỹ thuật của Japfa, vợ chồng ông Ái đã trải qua nhiều lứa heo an toàn, không bị ASF, heo tăng trưởng tốt với tỷ lệ hao hụt, hệ số tiêu tốn thức ăn ở mức thấp.
Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và sự hỗ trợ tốt từ Japfa cũng là yếu tố chính khiến vợ chồng ông Mai Xuân Tình (thôn Lô 13, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) quyết định hợp tác với công ty để nuôi heo gia công.
Bà Chinh - vợ ông Tình là nhân viên ngân hàng. Trong quá trình tiếp xúc, trò chuyện với khách hàng là các chủ trang trại chăn nuôi, bà Chinh dần thấy có hứng thú với chăn nuôi công nghiệp và mày mò, tìm hiểu những mô hình chăn nuôi có hiệu quả nhất. Cuối cùng, bà bàn với chồng chọn mô hình của Japfa vì vừa bảo đảm an toàn sinh học, vừa đạt hiệu quả kinh tế tốt.
Năm 2022, vợ chồng ông Tình quyết định đầu tư xây dựng chuồng lạnh để chăn nuôi gia công cho Japfa. Được hỗ trợ và hướng dẫn tích cực từ các cán bộ kỹ thuật của công ty, vợ chồng ông Tình đã xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học cho trang trại như các dãy chuồng đều có quạt thông gió, camera giám sát; mọi lao động đều phải tắm, thay quần, áo, đeo khẩu trang, đi qua phòng khử khuẩn trước khi vào trang trại chăn nuôi.
Từ đó đến nay, với sự hỗ trợ tích cực và kịp thời từ các cán bộ kỹ thuật của Japfa, vợ chồng ông Tình đã nuôi thành công 5 lứa heo thịt, đạt thu nhập tốt trên mỗi kg tăng trọng. Để tăng cường an toàn sinh học và giảm chi phí sản xuất, vào đầu tháng 7/2024, trang trại của gia đình ông đã được công ty hỗ trợ lắp đặt silo cám.
Với hệ thống silo, trang trại đã không còn nỗi lo người ngoài (nhân công bốc vác) ra vào trại dẫn tới nguy cơ mất an toàn sinh học. Đồng thời, giải pháp này giảm được chi phí nhân công bốc vác cám. Nhờ vậy, vợ chồng ông Tình lại càng thấy yên tâm hơn trong việc hợp tác nuôi heo với Japfa và đang dự tính mở thêm trang trại trong thời gian tới.
Không chỉ trang trại ông Ái, ông Tình, mà tất cả các trang trại nuôi gia công cho Japfa đều đang nhận được gói giải pháp toàn diện từ công ty. Theo đó, ngoài việc cung cấp con giống, thức ăn có chất lượng tốt và luôn được cải thiện, gói giải pháp này còn cung cấp cho các trang trại quy trình chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học và hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, hiện nay, hầu hết các trang trại gia công của Japfa đều đang an toàn trước dịch bệnh và mang lại thu nhập tốt cho người chăn nuôi.
Như Loan