Vượt khó với nghề nông
Ở thị trấn Krông Klang, vườn cao su của gia đình ông Hồ Xa Tôn, trú tại khóm Làng Cát là niềm mơ ước của nhiều người. Mơ ước bởi khu vườn rộng tầm 3 ha này mang lại cho gia đình ông thu nhập mi tháng hơn 10 triệu đồng.
Theo ông Xa Tôn, nếu không được cán bộ địa phương vận động, hướng dẫn chuyển đổi giống cây trồng, gia đình ông khó có niềm vui hôm nay. Cũng nhờ các cán bộ địa phương, ông Tôn mới kiên trì giữ vườn cao su trong khi nhiều hộ dân khác đã đốn bỏ.
“Tôi mất khoảng 10 năm để có niềm vui hôm nay. Trong thời gian đó, tôi không nhớ hết số lần nao núng tinh thần vì thấy mọi người chuyển sang trồng các loại cây khác. Cảm ơn các cán bộ hội nông dân đã tiếp thêm cho tôi động lực, niềm tin”, ông Tôn hồn hậu nói.
Cách nhà ông Tôn không xa, gia đình anh Hồ Ước cũng đã vươn lên từ khó khăn nhờ sự tiếp sức của hội nông dân và các cấp, ngành liên quan. Trước đây, gia đình anh Ước sống bám rẫy nương. Vốn chăm chỉ lao động, lại có cả đất vườn lẫn đất đồi để phát triển kinh tế nhưng việc làm ăn của gia đình anh không mấy thuận lợi. Điều đó khiến anh Ước rất buồn, rồi mất dần niềm tin vào nghề nông.
Đúng thời điểm ấy, sự quan tâm, h trợ kịp thời của cán bộ hội nông dân đã tạo nên sự đổi thay cho gia đình anh Ước. Không chỉ có cơ hội tập huấn, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, anh còn được h trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi để xây dựng trang trại tổng hợp.
Năm 2021, được sự vận động của cán bộ Hội Nông dân huyện Đakrông và thị trấn Krông Klang, anh Ước tham gia tổ nghề nghiệp phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Từ đây, anh có thêm nhiều cơ hội. Anh Ước cho biết: “Từ những gì đã trải qua, tôi càng tin tưởng hơn vào việc có thể vượt khó nhờ nghề nông. Gia đình tôi không còn ăn bữa nay, lo bữa mai nữa”.
Sự đổi thay trong cuộc sống, công việc của gia đình anh Ước, ông Tôn là hai trong những minh chứng sinh động về sự tiếp sức của các cấp hội nông dân đối với bà con ở huyện miền núi Đakrông. Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đakrông đã có nhiều giải pháp giúp hội viên, nông dân vượt khó, giảm nghèo bền vững. Hội sớm trở thành nhịp cầu dẫn vốn h trợ bà con xây dựng các mô hình kinh tế mới. Hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; trao tặng cây, con giống; thăm hỏi, trao quà... được tổ chức thường xuyên. Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Đakrông tích cực chỉ đạo cơ sở hội phối hợp với UBND xã, thị trấn triển khai chính sách h trợ đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, cấp nước sinh hoạt... cho hộ nghèo.
Tại các xã, thị trấn ở huyện Đakrông, nhiều cách làm hay, hiệu quả trong giúp nông dân thoát nghèo đã được các cấp hội triển khai, tổ chức. Trong đó, Hội Nông dân thị trấn Krông Klang được đánh giá là điểm sáng, luôn tiếp sức hội viên hiệu quả, kịp thời.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Krông Klang Lê Thị Lý, từ lâu, cán bộ hội xem việc giúp bà con nông dân vượt khó là mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Biết người dân chủ yếu sống dựa vào rẫy nương, nếu không có hướng đi đúng và được tiếp sức thì sẽ khó vươn lên, cán bộ hội luôn tích cực đồng hành, h trợ. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mi hội viên, nông dân mà hội h trợ bằng những cách khác nhau.Trong quá trình ấy, điểm chung là ưu tiên khơi dậy, nhân lên niềm tin trong mi hội viên, nông dân.
“Theo chúng tôi, để có thành công, trước tiên, mi hội viên, nông dân phải tin vào chính mình và công việc đang làm. Vì thế, cán bộ Hội Nông dân thị trấn Krông Klang luôn n lực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động. Chính niềm tin ấy đã giúp nhiều hội viên, nông dân có thêm động lực, kiên trì xây dựng thành công mô hình kinh tế”, chị Lý cho biết.
Nhờ có niềm tin cùng sự h trợ từ các cấp hội nông dân, thời gian qua, nhiều hội viên, nông dân ở thị trấn Krông Klang đã tạo ra sự chuyển biến tích cực cho việc làm ăn của mình. Không còn làm nông theo kiểu “nhờ trời”, nhiều người đã vươn lên làm chủ công nghệ, biết chọn lựa cây, con giống phù hợp. Một số hộ dân đã mạnh dạn vay vốn, xây dựng thành công các mô hình kinh tế quy mô lớn.
Ngày có càng nhiều hộ dân tình nguyện tham gia vào các tổ, hội nghề nghiệp để giúp nhau phát triển kinh tế. Từ đây, những khó khăn, thử thách mà nghề nông đặt ra cũng vơi bớt. Số hội viên, nông dân ở thị trấn Krông Klang vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định tăng lên.
Anh Nguyễn Văn Chiến, trú tại thị trấn Krông Klang cho biết: “Vượt khó nhờ nghề nông nên vợ chồng tôi cũng như nhiều hội viên, nông dân khác ý thức sâu sắc hơn việc h trợ những người khác. Chúng tôi mong muốn được chung tay làm đổi thay mảnh đất Krông Klang”.
Theo Phó Chủ tịch UBND thị trấn Krông Klang Hồ Xuân Ninh, hiện nay, số lượng hội viên, nông dân trên địa bàn vươn lên từ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đang gia tăng từng ngày. Trước tín hiệu đáng mừng ấy, lãnh đạo thị trấn đã chỉ đạo cán bộ hội nông dân tích cực h trợ bà con nhân rộng, phát triển các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Chúng tôi mong muốn các cấp, ngành liên quan tiếp tục có sự quan tâm, h trợ bà con. Trong đó, điều cán bộ, người dân thị trấn Krông Klang mong muốn nhất là được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế và tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật”, ông Ninh chia sẻ.
Tây Long