1. Kinh doanh

'Tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam rất mạnh mẽ…'

Kết quả cho thấy, mặc dù có những lo ngại về tình trạng hiện tại của nền kinh tế, có hơn 3/5 (63%) doanh nhân có khát vọng khởi nghiệp ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có kế hoạch bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ trong 18 tháng tới.

Ngoài ra, còn có tinh thần lạc quan về khởi nghiệp khi có 59% người tham gia khảo sát bày tỏ sự lạc quan về việc theo đuổi công việc kinh doanh trong những tháng tới. Cuộc khảo sát cũng chỉ ra những cơ hội trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc sức khỏe dưới góc độ chi tiêu của người tiêu dùng và tiềm năng kinh doanh, như: Những doanh nhân có khát vọng khởi nghiệp xếp hạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe là ngành khởi nghiệp hấp dẫn thứ tư (25%), sau ngành thực phẩm và đồ uống (50%), bán lẻ (38%) và công nghệ (27%).

Bảng khảo sát của Herbalife

Cuộc khảo sát đã thăm dò ý kiến của 8.000 người ở 11 thị trường gồm Úc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Việt Nam.

"Chúng tôi nhận thấy tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam rất mạnh mẽ. Trong cuộc khảo sát, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam kỳ vọng năm 2024 sẽ là năm kinh doanh tốt hơn năm trước, nhưng việc bắt đầu một công việc kinh doanh mới có thể gặp nhiều thử thách.

Chúng tôi tin rằng những người có mong muốn khởi nghiệp có thể cân nhắc các mô hình kinh doanh có chi phí khởi nghiệp thấp hơn và có cộng đồng hỗ trợ để chia sẻ kiến thức và chuyên môn phù hợp", ông Vũ Văn Thắng, Tổng Giám đốc Herbalife Việt Nam và Campuchia, cho biết.

"Chúng tôi cũng nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng dành sự quan tâm nhiều hơn cho sức khỏe và thể chất. Đối với những người khởi nghiệp quy mô nhỏ, xu hướng chi tiêu ngày càng tăng trong lĩnh vực sức khỏe và thể chất mang đến cho họ nhiều cơ hội để thực hiện những kế hoạch phát triển của mình.

Là một công ty về sức khỏe và thể chất gắn kết chặt chẽ với tinh thần khởi nghiệp, chúng tôi luôn cam kết hỗ trợ những người đang khởi nghiệp hoặc có mong muốn khởi nghiệp, tạo ra một môi trường giúp họ phát huy những tiềm năng của mình", ông Thắng cho biết thêm.

Mặc dù nền kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và dẫn đến tăng chi phí cũng như thay đổi sản phẩm và dịch vụ cung cấp, 92% doanh nhân được khảo sát tại Việt Nam kỳ vọng doanh nghiệp của mình sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn vào năm 2024 so với năm trước.

Tại Việt Nam, chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến sức khỏe và thể chất đang tăng lên. Theo kết quả khảo sát, khoảng 2/3 (74%) số người được khảo sát tại Việt Nam đang chi tiêu cho các sản phẩm sức khỏe và thể chất cho biết họ có ý định tăng chi tiêu cho sức khỏe cũng như thể chất vào năm 2024, trong đó cứ ba người thì có hai người (64%) có kế hoạch tăng chi tiêu lên 25% trở lên. Trong số những người được khảo sát và có kế hoạch tăng chi tiêu cho sức khỏe và thể chất, hai hạng mục ưu tiên mà họ có ý định chi tiêu là thực phẩm bổ sung (81%, cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương) và lớp học thể dục (31%).

So với thế hệ X và thế hệ Boomers, thế hệ Z và thế hệ Millennials nổi bật với khuynh hướng khởi nghiệp mạnh mẽ. 83% người tham gia khảo sát thuộc thế hệ Z và Millennials chia sẻ rằng họ đã có một doanh nghiệp nhỏ hoặc mong muốn có một doanh nghiệp nhỏ trong tương lai, cao hơn thế hệ X và thế hệ Boomer.

Trong bối cảnh đa dạng của các mô hình kinh doanh và kênh tương tác dành cho các doanh nhân có khát vọng khởi nghiệp hiện nay, cuộc khảo sát trên cho thấy mức độ cởi mở đối với ngành bán hàng trực tiếp đang ở mức cao nhất ở nhóm thế hệ Z (87%) và thế hệ Millennials (90%).

Bán hàng trực tiếp cũng được các chủ doanh nghiệp tiềm năng Việt Nam (87%) nhìn nhận tích cực. Người tham gia khảo sát thuộc thế hệ Z và thế hệ Millennials đã liệt kê những lý do chính để khởi nghiệp là có tiềm năng kiếm được nhiều tiền hơn, có một điều gì đó của riêng mình và có một kênh để theo đuổi đam mê mà công việc hiện tại không mang lại.

Quỳnh Anh

Tin khác