Xác suất khách quan (Objective Probability) là gì? Xác suất khách quan và xác suất chủ quan
Mục Lục
Xác suất khách quan
Khái niệm
Xác suất khách quan trong tiếng Anh là Objective Probability.
Xác suất khách quan là khả năng, cơ hội hoặc tỉ lệ cược một biến cố có thể xảy ra dựa trên phân tích các công cụ đo lường cụ thể thay vì bằng linh cảm hoặc các phỏng đoán.
Mỗi công cụ đo lường là một quan sát được ghi lại, một yếu tố thực tế hoặc một tính chất trong quá khứ của dữ liệu được thu thập trong thời gian dài.
Xác suất khách quan được tính toán bằng các phương trình toán học xử lí dữ liệu để xác định khả năng xảy ra một biến cố độc lập hay riêng lẻ.
Biến cố độc lập là một biến cố mà kết quả của nó không bị ảnh hưởng bởi các biến cố xảy ra trước đó.
Ngược lại với xác suất khách quan là xác suất chủ quan, dù có thể sử dụng một số phương pháp phân tích dữ liệu nhưng vẫn dựa trên các phán đoán bằng trực giác để xác định khả năng xảy ra của một biến cố cụ thể.
Xác suất chủ quan thay đổi từ người này sang người khác, còn xác suất khách quan thì không.
Xác suất khách quan và Xác suất chủ quan
Xác suất khách quan chính xác hơn so với xác suất chủ quan khi xác định khả năng xảy ra của một biến cố nhất định. Đó là do xác suất chủ quan chủ yếu dựa trên đánh giá và kinh nghiệm của người đang quan sát.
Mặt khác, xác suất khách quan cho phép người quan sát sử dụng tính chất của dữ liệu quá khứ và sau đó đánh giá khả năng của một biến cố nhất định có thể xảy ra trong tương lai.
Xác suất chủ quan cho phép người quan sát sử dụng những điều họ đã học và kinh nghiệm của họ đó đánh giá khả năng của một biến cố nhất định có thể xảy ra trong tương lai.
Thay vì chỉ xuất phát từ dữ liệu quá khứ và biến cố, xác suất chủ quan chủ yếu dựa trên sự ước tính hoặc trực giác của một người về một tình huống hay biến cố có thể xảy ra.
Xác suất khách quan sử dụng các bằng chứng thực nghiệm, các số liệu thống kê và các phép đo lường toán học thay vì dựa vào những yếu tố như giai thoại, kinh nghiệm cá nhân, phỏng đoán từ kinh nghiệm hay linh cảm.
Trong lĩnh vực tài chính, việc sử dụng xác suất khách quan đặc biệt quan trọng để tránh sai lầm trong quá trình ra quyết định.
Ví dụ về Xác suất khách quan
Giả sử một người muốn xác định xác suất một đồng xu sẽ có số lần mặt ngửa khi được tung 100 lần. Kết quả có thể sẽ xuất hiện mặt ngửa khoảng 50% lần tung, đây là một ví dụ về xác suất khách quan hoàn toàn.
Khi xác định xác suất hay thực hiện bất kì phân tích thống kê nào, việc mỗi quan sát là một biến cố độc lập không bị ảnh hưởng bởi các quan sát khác là rất quan trọng.
Các quan sát càng ít sai lệch thì xác suất cuối cùng sẽ càng đúng. Đó là lí do tại sao nhiều người ưu tiên sử dụng xác xuất khách quan hơn là xác suất chủ quan vì nó không bao hàm cảm xúc và thành kiến của người quan sát để xử lí.
(Theo Investopedia)