Vận động hành lang (Lobby) là gì? Vai trò và nhiệm vụ của các nhà vận động hành lang
Mục Lục
Vận động hành lang (Lobby)
Vận động hành lang trong tiếng Anh là Lobby. Vận động hành lang là việc gây ảnh hưởng, áp lực tới một số người hoặc một nhóm người của một tổ chức liên quan đến việc thông qua một quyết định cần thiết của Chính phủ.
Nói cách khác, vận động hành lang là những hoạt động của tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình ra những quyết định của giới công quyền.
Những quyết định này có ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức và công ty.
Vai trò của vận động hành lang
- Vận động hành lang là một kĩ thuật PR rất quan trọng và trở thành hoạt động nghề nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Đối với các hiệp hội ngành hàng hoặc hiệp hội nghề nghiệp lớn đều tiến hành Lobby thông qua các chuyên gia Lobby của mình hoặc thuê ngoài.
- Hoạt động Lobby thường hướng tới các nhà lập pháp và thực thi pháp luật. Mục tiêu của Lobby là gây ảnh hưởng đến sự ban hành các đạo luật và quyết định của Chính phủ theo những mức độ khác nhau.
Vai trò của các nhà vận động hành lang (Lobbyists)
- Cải thiện mối quan hệ truyền thông với các cá nhân hoặc các cơ quan Chính phủ.
- Thông tin và ghi chép công việc của các nhà làm luật.
- Đảm bảo quyền lợi của tổ chức, công ty có trong tất cả các lĩnh vực quản lí của Nhà nước.
- Tác động, gây ảnh hưởng tới luật pháp có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của tổ chức, công ty.
- Vận dụng các khả năng để các nhà làm luật hiểu được hoạt động và các vấn đề liên quan tới tổ chức.
Nhiệm vụ của các nhà vận động hành lang (Lobbyists)
- Các công việc theo hệ thống: Chuyên gia Lobby sử dụng mối quan hệ quen biết của mình liên lạc với các chính trị gia, các nhà chức trách của Chính phủ để đưa được những thông tin cần thiết và có lợi cho khách hàng của họ đến những người có trách nhiệm thông qua các quyết định.
- Các công việc gây áp lực: Chuyên gia Lobby sử dụng các phương tiện truyền thông Lobby cấp cơ sở. Mục tiêu là thông tin cho dân chúng biết đến một vấn đề cụ thể nào đó, hướng dư luận vào phía có lợi cho hoạt động lobby, làm sôi động các hoạt động xã hội và truyền thông đại chúng.
- Các hoạt động khác:
+ Thiết lập mối quan hệ cá nhân với đại diện chính quyền
+ Tham gia vào các cuộc họp của nghị viện và các bộ
+ Tham gia vào hoạt động của các nhóm soạn thảo và đánh giá các đề án của Chính phủ và nghị viện...
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quan hệ công chúng, NXB Tài chính)