Phương pháp đầu tư Smart Beta là gì? Lựa chọn chiếc lược Smart Beta
Mục Lục
Smart Beta
Phương pháp đầu tư Smart Beta là sự kết hợp lợi ích của đầu tư thụ động và chiến lược đầu tư năng động.
Mục tiêu của Smart Beta là thu được Alpha, làm giảm rủi ro hoặc gia tăng sự đa dạng hóa, với chi phí thấp hơn so với việc quản lí chủ động kiểu truyền thống và cao hơn một chút so với việc đầu tư chỉ số. Đó cũng là việc tìm kiếm cấu trúc tốt nhất về một danh mục đầu tư đa dạng tối ưu.
Thực ra mà nói, Smart Beta là sự kết hợp giữa giả thuyết thị trường hiệu quả và đầu tư giá trị. Phương pháp đầu tư Smart Beta áp dụng cho các loại tài sản phổ biến như vốn chủ sở hữu, thu nhập cố định, hàng hóa và các nhóm đa tài sản. Nhà kinh tế học Harry Markowitz lần đầu tiên đưa ra giả thuyết Smart Beta thông qua công trình của mình về lí thuyết danh mục đầu tư hiện đại.
Giải thích về Smart Beta
Smart Beta nêu ra một tập hợp các chiến lược đầu tư nhấn mạnh về việc sử dụng các qui tắc xây dựng chỉ số thay thế cho các chỉ số dựa trên vốn hóa thị trường truyền thống. Smart Beta cũng nhấn mạnh việc nắm bắt các yếu tố đầu tư hoặc sự thiếu hiệu quả của thị trường dựa trên nền tảng các qui tắc và tính minh bạch.
Sự phổ biến ngày càng tăng của Smart Beta có liên quan đến việc mong muốn quản lí rủi ro danh mục và đa dạng hóa theo các yếu tố, cũng như tìm cách nâng cao lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro trên các chỉ số vốn hóa gia quyền.
Chiến lược Smart Beta thụ động dựa theo các chỉ số, đồng thời xem xét các phương án đo lường thay thế như về biến động, thanh khoản, chất lượng, giá trị, kích thước và động lượng. Đó là bởi vì các chiến lược Smart Beta được triển khai giống như các chiến lược chỉ số điển hình ở việc các qui tắc chỉ số được đặt ra và minh bạch. Các quĩ này tuy không bám sát các chỉ số tiêu chuẩn như S&P 500 hoặc Chỉ số Nasdaq 100, nhưng thay vào đó sẽ tập trung đến các khu vực của thị trường mà mang lại cơ hội khai thác.
Lựa chọn chiếc lược Smart Beta
Không có cách tiếp cận duy nhất để phát triển chiến lược đầu tư Smart Beta vì các mục tiêu cho các nhà đầu tư có thể khác nhau dựa trên nhu cầu của họ, mặc dù một số nhà quản lí có qui định trong việc xác định các ý tưởng Smart Beta về tạo ra giá trị và trực quan về kinh tế. Giá trị Smart Beta sẽ tìm cách giải quyết sự thiếu hiệu quả gây ra bởi các qui chuẩn về vốn hóa gia quyền trên thị trường. Các quĩ có thể thực hiện cách tiếp cận theo chủ đề để quản lí rủi ro về việc tập trung vào sự định giá sai gây ra bởi các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn chẳng hạn.
Các nhà quản lí cũng có thể tự tạo hoặc theo dõi các chỉ số dùng để đo lường lượng đầu tư theo các nguyên tắc cơ bản, chẳng hạn như thu nhập hoặc giá trị sổ sách thay vì vốn hóa thị trường.
Ngoài ra, các nhà quản lí cũng có thể sử dụng cách tiếp cận có rủi ro đối với Smart Beta liên quan đến việc thiết lập ra một chỉ số dựa trên các giả định về biến động trong tương lai. Ví dụ, điều này có thể liên quan đến phân tích hiệu suất trong quá khứ và mối tương quan giữa rủi ro của khoản đầu tư so với lợi nhuận của nó. Người quản lí phải đánh giá xem có bao nhiêu giả định mà họ sẽ tính toán vào chỉ số đó và tiếp cận chỉ số bằng cách giả định ra những kết hợp giữa các mối tương quan khác nhau.
Sự phổ biến của Smart Beta
Mặc dù các quĩ Smart Beta thường thu hút phí cao hơn so với các đối tác chung nhưng chúng vẫn duy trì được một vị trí nhất định đối với các nhà đầu tư. Tính đến tháng 2 năm 2019, 77 quĩ giao dịch Smart Beta (ETF) mới được ra mắt, chiếm khoảng một phần ba trong số tất cả các quĩ ETF được tung ra thị trường trong năm qua. Các quĩ Smart Beta cũng thu hút sự gia tăng đáng kể tài sản đang quản lí (AUM) trong giai đoạn này, tăng trưởng 10,9% so với 4,3% đối với các quĩ cơ bản. Tổng cộng, các quĩ Smart Beta nắm 880 tỉ đô la trong tổng tài sản tích lũy, tăng từ mức 616 tỉ đô la trong năm 2016.
(Theo Investopedia)