Triết lí vị lợi (Utilitarianism) là gì? Vận dụng trong kinh doanh và quản lí
Mục Lục
Triết lí vị lợi
Triết lí vị lợi trong tiếng Anh được gọi là Utilitarianism.
Tư tưởng cơ bản của triết lí vị lợi thể hiện trong định nghĩa sau: những người theo triết lí vị lợi cho rằng một hành vi đúng đắn và có thể chấp nhận được về mặt đạo đức là khi nó có thể mang lại được nhiều điều tốt, nhiều lợi ích cho nhiều người cùng hưởng.
Có thể nhận ra sự hiện diện của tư tưởng vị lợi thông qua những khẩu hiệu hành động như: Hành động vì lợi ích xã hội, Hành động để tăng thêm phúc lợi xã hội hay Hiệu quả là trên hết.
Đối với họ, hiệu quả (xã hội) không chỉ là thước đo kết quả của hành vi mà còn là mục tiêu để phấn đấu.
Giá trị của triết lí khi vận dụng trong kinh doanh và quản lí
Lựa chọn triết lí vị lợi làm triết lí kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ được hưởng những lợi thế nói trên mà còn phải gánh chịu những bất lợi về hình ảnh/ấn tượng gây ra do sự thiển cận, thực dụng và thiếu nhân văn.
Mặc dù đã có những cố gắng bằng việc bao quát một phạm vi rộng các đối tượng hữu quan và khía cạnh giá trị (lợi ích, thiệt hại; vật chất, tinh thần) trong các phép tính, nhưng tính thiển cận vẫn khó loại trừ do những khó khăn trong việc xác định các giá trị này ở các đối tượng khác nhau.
Hệ quả là bài toán chỉ xuất hiện dưới hình thức các chỉ tiêu kinh tế, điều đó dẫn đến xu thế hành động vị lợi.
Kết quả xác định được chỉ phản ánh một phần hệ quả của hành vi - phần đo được bằng chỉ tiêu kinh tế - sẽ là không đầy đủ; việc ra quyết định dựa trên căn cứ không chính xác sẽ dẫn đến kết luận sai.
Quyết định sẽ thiên vị cho các giải pháp kinh tế. Triết lí vị lợi giản đơn [Jeremy Bentham] nêu trên đã đánh đồng các giá trị, ý nghĩa vì vậy có xu thế dẫn đến tình trạng lựa chọn sống sung sướng, thoả thuê (nhục dục) như một chú lợn thay vì sống đau khổ, trăn trở (vì nhân loại) như Socrates [John Stuard Mill].
Sự tôn sùng của một bộ phận dân chúng trong xã hội đã biến thuyết vị lợi thành một thứ chủ nghĩa - chủ nghĩa vị lợi (utilititarialism).
Ngoài ra, trong các triết lí vị kỉ và vị lợi còn tiềm ẩn một hạn chế cố hữu đó là: chỉ có thể phán xét hành vi sau khi hành vi đã được thực hiện. Cố tật loại này bộc lộ trong các phương pháp phân tích sử dụng các chỉ số tài chính (sử dụng số liệu quá khứ), phản ánh tình trạng sự đã rồi, phản ứng muộn .
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động đầy bất thường như ngày nay, việc dự báo dựa vào số liệu quá khứ không còn đủ tin cậy để ra quyết định đối với người quản lí.
Phản ứng nhanh, hành động kịp thời, phân tích và kiểm soát có tính cảnh báo sớm là những kĩ năng, phương pháp được phát triển để hoạt động một cách kết quả.
(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)