Trái phiếu chính phủ Nhật bản (Japanese Government Bond - JGB) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Trái phiếu chính phủ Nhật Bản
Trái phiếu chính phủ Nhật Bản tiếng Anh là Japanese Government Bond, viết tắt là JGB.
Trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) là trái phiếu do chính phủ Nhật Bản phát hành. Chính phủ trả lãi cho trái phiếu cho đến ngày đáo hạn. Vào ngày đáo hạn, toàn bộ giá của trái phiếu được trả lại cho trái chủ. Trái phiếu chính phủ Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng trong thị trường chứng khoán tài chính tại Nhật Bản.
Trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) là trái phiếu do chính phủ Nhật Bản phát hành và đã trở thành một phần quan trọng trong nỗ lực của ngân hàng trung ương của đất nước nhằm thúc đẩy lạm phát.
Có ba loại trái phiếu JGB chính, bao gồm: trái phiếu phổ thông, trái phiếu Chương trình cho vay và đầu tư tài chính, và trái phiếu trợ cấp.
Đặc điểm Trái phiếu chính phủ Nhật Bản
Trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) có kì hạn khác nhau, từ 6 tháng đến 40 năm. Trái phiếu ngắn hạn của nó có ngày đáo hạn từ 1 năm trở xuống, được phát hành với mức chiết khấu ngang bằng và được cấu trúc như trái phiếu không lãi.
Tuy nhiên, khi đáo hạn, giá trị của trái phiếu có thể được mua lại theo toàn bộ mệnh giá của nó. Trái phiếu trung và dài hạn của nó có các khoản thanh toán phiếu lãi cố định, được xác định tại thời điểm phát hành và được thanh toán trên cơ sở nửa năm cho đến khi đáo hạn tài sản.
Có 3 loại trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB):
- Trái phiếu phổ thông: như trái phiếu xây dựng và trái phiếu tài trợ nợ.
- Trái phiếu Chương trình cho vay và đầu tư tài chính (FILP), có thể được sử dụng để gây quĩ cho khoản đầu tư của Quĩ cho vay tài chính.
- Trái phiếu trợ cấp.
Sự sụt giảm thanh khoản trên thị trường JGB trong những năm gần đây là kết quả của các chính sách tiền tệ mạnh mẽ của ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). Kể từ năm 2013, Ngân hàng Nhật Bản đã mua hàng tỉ USD trái phiếu chính phủ Nhật Bản, làm nguồn cung tiền mặt trong nền kinh tế tăng cao, đẩy tỉ lệ lạm phát hàng năm thấp của đất nước về mục tiêu 2% bằng cách giữ lãi suất dài hạn ở mức 0 %.
Tính đến năm 2019, ngân hàng trung ương sở hữu hơn 40% trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Có một mối quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất và giá trái phiếu, được quyết định bởi cung và cầu trên thị trường. Mua nhiều JGB làm tăng nhu cầu đối với trái phiếu, dẫn đến tăng giá trái phiếu.
Việc tăng giá làm giảm lãi suất trái phiếu, một yếu tố thiết yếu của chính sách kiểm soát đường cong lãi suất siêu lỏng (YCC) của ngân hàng trung ương, được thiết kế để giúp tăng lợi nhuận mà các ngân hàng Nhật Bản có thể kiếm được từ việc cho vay tiền.
Ngân hàng Nhật Bản đã thực hiện kiểm soát đường cong lãi suất trong năm 2016 nhằm giữ lãi suất JGB 10 năm của nó ở mức 0 và để làm giảm đường cong lãi suất. Đường cong lãi suất dốc lên khi chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn âm ở Nhật Bản và lãi suất dài hạn tăng.
(Theo Investopedia)