1. Bất động sản

Môi trường tự nhiên của đô thị (Urban Natural Environment) là gì?

Mục Lục

Môi trường tự nhiên của đô thị (Urban Natural Environment)

Môi trường tự nhiên của đô thị - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Urban Natural Environment.

Môi trường tự nhiên của đô thị là một yếu tố cơ bản cấu thành nên môi trường đô thị. Môi trường tự nhiên của đô thị gồm tất cả các thành phần của thiên nhiên tồn tại bao quanh đô thị và xen kẽ trong đô thị như: địa hình, động thực vật, khí hậu, không khí, nước, đất... (Theo Môi trường Đô thị, NXB Xây dựng)

Cấu thành môi trường tự nhiên của đô thị

Không khí trong đô thị

Trong đô thị môi trường không khí bao quanh con người và đô thị là không khí đã bị ô nhiễm bởi các chất độc hại do hoạt động của con người như sản xuất, tiêu thụ tài nguyên, các hoạt động sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi và các hoạt động khác gây ra. 

Các hoạt động của con người rất đa dạng và thường xuyên đã thải ra môi trường nhiều khí độc hại nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư đô thị.

Nước trong đô thị

Nước là tài nguyên thiên nhiên, là nhân tố không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Do vậy nước được coi là tài nguyên đặc biệt. Trong đô thị nơi tập trung dân cư đông đúc nước càng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bởi khả năng cấp nước mà còn cả về chất lượng nước để phục vụ cho con người.

Về nguồn nước, hiện nay tổng lượng nước trên trái đất là 1500 triệu km3, trong đó nước ngọt chiếm 20% nhưng chỉ có một phần nhỏ lượng nước đó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn sự sống trên hành tinh.

Về bảo vệ nguồn nước, trong quá trình đô thị hóa, với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu dùng nước rất lớn. Theo tính toán sơ bộ tổng nhu cầu dùng nước cho các đô thị ở Việt Nam gần 7 triệu m3/ngày.

Đất trong đô thị

Con người và nhiều loại sinh vật tồn tại, phát triển trên và trong lòng đất. Đất cung cấp cho con người những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, là nơi xây dựng các công trình, các đô thị... Do đó đất là nguồn tài nguyên quí giá của loài người.

Sự hình thành đất là quá trình phức tạp do kết quả hoạt động tổng hợp các yếu tố: động thực vật, đá, khí hậu, địa hình, thời gian và con người, trong đó tác động của con người là lớn nhất. 

Con người có thể làm cho đất bị khô cằn, bị ô nhiễm hoặc ngược lại có thể làm cho đất ổn định màu mỡ. Điều đó phụ thuộc vào thái độ và hành vi của con người. (Theo Môi trường Đô thị, NXB Xây dựng)

Thuật ngữ khác