Toàn cầu hóa đạt đỉnh (Peak Globalization) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Toàn cầu hóa đạt đỉnh
Toàn cầu hóa đạt đỉnh trong tiếng Anh là Peak Globalization.
Toàn cầu hóa đạt đỉnh là quan điểm lí thuyết mà tại đó xu hướng các nền kinh tế trên thế giới đã hội nhập sẽ bị đảo chiều hoặc dừng lại.
Toàn cầu hóa đạt đỉnh là một khái niệm tương tự như dầu đạt đỉnh (Peak oil), là điểm mà sản lượng dầu toàn cầu bước vào giai đoạn suy giảm vĩnh viễn.
Không giống như dầu mỏ, toàn cầu hóa là một xu hướng kinh tế hơn là một loại hàng hóa, do đó không có giới hạn đối với toàn cầu hóa.
Thay vào đó, toàn cầu hóa đạt đỉnh gây ra bởi tập hợp các yếu tố như đẩy lùi mất việc làm do giảm xuất khẩu, gia tăng chủ nghĩa dân tộc hoặc sự bất bình chung đối với các hoạt động thương mại không công bằng như bán phá giá và thao túng tiền tệ.
Đặc điểm của Toàn cầu hóa đạt đỉnh
Toàn cầu hóa đạt đỉnh đã là một chủ đề thảo luận phổ biến kể từ Brexit và các thách thức gia tăng phải đối mặt với các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương.
Mặc dù toàn cầu hóa có tác động tích cực ròng đối với dân số, nhưng nhìn chung, sự phân phối lợi nhuận không đồng đều đã tạo ra sự phẫn nộ.
Ví dụ, một chiếc áo phông giá $10 tại một cửa hàng địa phương có thể là một sự thất vọng của một cá nhân đã bị sa thải khỏi một nhà máy dệt trong nước do cạnh tranh quốc tế.
Xu hướng của các công ty sản xuất để chuyển hoạt động sang các khu vực có lao động rẻ hơn đã gây bất lợi cho nhiều người dân.
Toàn cầu hóa và việc làm toàn cầu
Offshore trong một thế giới toàn cầu hóa đã tạo ra căng thẳng xung quanh vấn đề nhập cư.
Năm 2016, Donald Trump trở thành ứng cử viên tổng thống Mỹ cho Đảng Cộng hòa một phần nhờ vào cách tuyên bố rằng các thỏa thuận thương mại là không công bằng và nó đang phá hủy các việc làm và vấn đề nhập cư bất lợi cho Mỹ.
Thành công của Trump, trong việc đắc cử, bên cạnh Brexit và các phong trào dân tộc khác, tin rằng toàn cầu hóa đã đạt đỉnh và xu hướng thương mại tự do sẽ sớm bị đảo chiều.
Thương mại quốc tế là một chủ đề phổ biến giữa các chính trị gia khi ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thị trường lao động toàn cầu.
Theo quan điểm của nhà đầu tư, một công ty sẽ tìm kiếm những cách thức hiệu quả nhất để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này dần dần đòi hỏi phải di chuyển sản xuất và dịch vụ đến các khu vực có lao động giá rẻ.
Theo quan điểm của chính trị gia, nếu việc làm di chuyển ra khỏi một địa điểm, hay dịch chuyển ra quốc gia khác, thì dân chúng sẽ thấy bất bình.
Khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ, việc làm trong khu vực vẫn được ổn định vì cơ hội được tạo ra ngay cả khi những công việc khác dịch chuyển ra khỏi khu vực đó.
Sự chuyển động của hàng hóa vật chất có thể chậm lại, nếu không suy giảm, vì công nghệ mới và chuỗi cung ứng toàn cầu đang cho phép sản xuất hàng hóa tại chính nơi tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự di chuyển của con người, thông tin và dữ liệu trên toàn thế giới đang ngày càng tăng và dự kiến sẽ không chậm đi trong tương lai gần.
(Theo Investopedia)