Quá lớn để sụp đổ (Too big to fail) là gì? Cải cách hệ thống ngân hàng thế giới
Mục Lục
Quá lớn để sụp đổ
Quá lớn để sụp đổ trong tiếng Anh là Too big to fail.
Quá lớn để sụp đổ là thuật ngữ mô tả một khái niệm trong đó chính phủ sẽ can thiệp vào các tình huống mà hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có ảnh hưởng quá lớn đến chức năng của nền kinh tế, đến mức sự sụp đổ của nó sẽ là thảm họa đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Nếu một công ty như vậy thất bại hoặc phá sản có thể sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền thảm khốc trong toàn bộ nền kinh tế.Sự sụp đổ của công ty có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng với các doanh nghiệp mà công ty này là khách hàng chính cũng như gây ra vấn đề thất nghiệp khi người lao động mất việc.
Do đó, trong những tình huống này, chính phủ sẽ so sánh chi phí của một gói cứu trợ so với chi phí của việc để nền kinh tế thất bại trước khi đưa ra quyết định phân bổ ngân sách để giúp đỡ.
Các định chế tài chính quá lớn để sụp đổ
Thuật ngữ quá lớn để sụp đổ ra đời từ ý kiến cho rằng có một số doanh nghiệp đặc biệt, ví dụ như các ngân hàng lớn nhất quan trọng đối với nền kinh tế đến mức sẽ gây ra thảm hoạ nếu để chúng phá sản.
Để tránh khủng hoảng tài chính, chính phủ có thể cung cấp các gói cứu trợ để hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thất bại, bảo vệ các công ty khỏi chủ nợ và bảo vệ các chủ nợ của chúng chống lại tổn thất. Những định chế tài chính thuộc nhóm "quá lớn" bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác.
Cải cách hệ thống ngân hàng thế giới
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu ảnh hưởng đến các ngân hàng trên toàn thế giới. Các nhà làm luật trên toàn thế giới thực hiện cải cách với phần lớn các qui định mới tập trung vào các ngân hàng quá lớn để sụp đổ.
Qui định ngân hàng toàn cầu chủ yếu được lãnh đạo bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Tài chính kết hợp với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng.
Ví dụ về một số công ty đa quốc gia được coi là định chế tài chính quan trọng trong hệ thống toàn cầu bao gồm:
- Mizuho
- Ngân hàng Trung Quốc
- BNP Paribas
- Deutsche Bank
- Credit Suisse
(Theo investopedia.com)