Toàn cầu hóa (Globalization) là gì? Ưu và nhược điểm của toàn cầu hóa
Mục Lục
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa trong tiếng Anh là Globalization.
Toàn cầu hóa là sự lan truyền của các sản phẩm, công nghệ, thông tin, việc làm xuyên biên giới và văn hóa quốc gia. Về mặt kinh tế, hiện tượng này mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên toàn cầu được thúc đẩy thông qua thương mại tự do.
Về mặt tích cực, toàn cầu hóa có thể nâng cao mức sống ở các nước nghèo và kém phát triển bằng cách tạo ra cơ hội việc làm, hiện đại hóa và cải thiện khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, nó có thể lấy đi cơ hội việc làm ở các nước phát triển có mức lương cao hơn khi việc sản xuất hàng hóa di chuyển qua các nước khác.
Động cơ toàn cầu hóa là lí tưởng và chủ nghĩa cơ hội, nhưng sự phát triển của một thị trường tự do toàn cầu đã mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn ở phương Tây. Tác động của toàn cầu hóa có cả xấu lẫn tốt đối với công nhân, văn hóa và các doanh nghiệp nhỏ, trong cả các quốc gia phát triển và mới nổi.
Các đặc điểm của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là một hiện tượng kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và pháp lí.
- Về mặt kinh tế: cho phép các tập đoàn tận dụng lợi thế so sánh, giảm chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu, có thêm nhiều khách hàng
- Về mặt xã hội: dẫn đến sự tương tác lớn hơn giữa dân cư ở các vùng khác nhau
- Về mặt văn hóa: đại diện cho sự trao đổi ý tưởng, giá trị và biểu hiện nghệ thuật giữa các nền văn hóa và cũng đại diện cho một xu hướng phát triển văn hóa thế giới duy nhất.
- Về mặt chính trị: tạo sự chú ý cho các tổ chức liên chính phủ như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới
- Về mặt pháp lí: thay đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi
Ưu điểm của toàn cầu hóa
Những người ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa cho phép các nước đang phát triển bắt kịp các quốc gia công nghiệp thông qua việc tăng cường sản xuất, đa dạng hóa, mở rộng kinh tế và cải thiện mức sống.
Hoạt động thuê ngoài của các công ty mang lại việc làm và công nghệ cho các nước đang phát triển. Các sáng kiến thương mại làm tăng giao dịch xuyên biên giới bằng cách loại bỏ các ràng buộc liên quan đến nguồn cung và buôn bán.
Toàn cầu hóa đã nâng cao công bằng xã hội trên phạm vi quốc tế, và những người ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa đã thu hút sự chú ý vào quyền con người trên toàn thế giới.
Nhược điểm của toàn cầu hóa
Suy thoái kinh tế ở một quốc gia có thể tạo ra hiệu ứng domino cho các đối tác thương mại. Ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã tác động nghiêm trọng đến Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Những người phản đối toàn cầu hóa cho rằng nó đã tạo ra sự tập trung của cải và quyền lực vào tay các tập đoàn lớn, có thể hủy diệt các đối thủ nhỏ hơn trên toàn cầu.
Toàn cầu hóa cũng đã tăng sự đồng nhất hóa. Qui mô và sức ảnh hưởng của Mỹ khiến cho việc trao đổi văn hóa giữa các quốc gia chủ yếu chỉ mang tính một chiều.
(Theo investopedia)