Tích trữ (Hoarding) là gì? Tác động của tích trữ
Mục Lục
Tích trữ (Hoarding)
Tích trữ trong tiếng Anh là Hoarding.
Tích trữ là việc các nhà đầu cơ nỗ lực mua một lượng lớn hàng hóa nhằm mục đích hưởng lợi từ việc tăng giá trong tương lai. Thuật ngữ tích trữ thường được sử dụng để nói về việc mua hàng hóa, đặc biệt là vàng.
Tuy nhiên, tích trữ đôi khi được sử dụng trong bối cảnh kinh tế khác. Ví dụ, các nhà lãnh đạo chính trị có thể phàn nàn rằng các nhà đầu cơ đang tích trữ đô la trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Tác động của tích trữ
- Tích trữ thường bị chỉ trích vì tạo ra sự thiếu hụt hàng hóa trong nền kinh tế thực. Nói cách khác, tích trữ có thể dẫn đển hiện tượng khan hiếm giả tạo và tạo ra một chu kì đầu cơ, lời tiên tri tự hoàn thành (Self-fulfilling prophecy) và lạm phát.
- Nếu một số cá nhân giàu có bắt đầu tích trữ lúa mì, giá lúa mì sẽ bắt đầu tăng. Các thương nhân thuộc tầng lớp trung lưu dễ dàng nhận thấy điều này và kìm hãm nguồn cung lúa mì với dự đoán về việc giá sẽ tăng trong tương lai. Sự mua dự phòng có thể tạo ra sự thiếu hụt thực sự của lúa mì ở một số vùng. Người nghèo nhất ở một số quốc gia có nguy cơ chết đói nếu như sự tích trữ không ngừng lại.
- Tích trữ đôi khi bị đổ lỗi cho sự thiếu hụt thực sự gây ra bởi kiểm soát giá, chính sách tỉ giá hối đoái cố định và các chính sách khác của Chính phủ.
- Tích trữ thường được coi là có hại vì nó ngăn chặn hàng hóa được sử dụng trong phần còn lại của nền kinh tế. Trong khi đó, đầu tư kích thích nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội và tạo ra những cú hích cho sự phát triển kinh tế.
Liên hệ thực tiễn
Một trong những trường hợp tích trữ nổi tiếng nhất xảy ra ở thị trường bạc vào những năm 70, 80 của thế kỉ XX khi anh em Hunt cố gắng tích trữ bạc để nép góc thị trường. Nelson Bunker Hunt và William Herbert Hunt đã dự đoán chính xác lạm phát gia tăng, nhưng họ đã sử dụng đòn bẩy quá mức và không có sự chuẩn bị khi giá sụp đổ.
Trong những năm 1970, anh em Hunt đã mua hầu hết lượng bạc sẵn có trên thị trường và sau đó chuyển sang hợp đồng tương lai. Bạc có giá nhỏ hơn hai đô la mỗi ounce khi họ bắt đầu vào những năm 70. Đến đầu năm 1980, hai anh em đã cố gắng đẩy giá bạc lên gần 50 đô la mỗi ounce. Vào thời điểm đó, Hunts không thể tiếp tục vay tiền để mua bạc và đẩy giá lên cao.
Anh em nhà Hunt cuối cùng buộc phải bán ra số bạc tích trữ, và sự hoảng loạn sau đó đã khiến giá bạc sụp đổ. Năm 1986, Nelson Bunker Hunt và William Herbert Hunt tuyên bố phá sản.
(Tài liệu tham khảo: Investopedia)