Tài trợ hạng hai (Mezzanine Financing) là gì? Cách thức hoạt động của khoản tài trợ hạng hai
Mục Lục
Tài trợ hạng hai (Mezzanine Financing)
Tài trợ hạng hai trong tiếng Anh là Mezzanine Financing.
Tài trợ hạng hai là sự kết hợp giữa tài trợ nợ và vốn chủ sở hữu mang lại cho người cho vay quyền chuyển đổi thành cổ quyền trong công ty trong trường hợp vỡ nợ, thường là sau khi các công ty đầu tư mạo hiểm và các nhà cho vay cao cấp khác được thanh toán.
Tài trợ hạng hai gắn với các công cụ vốn chủ sở hữu kèm theo, thường được gọi là các chứng khế, làm tăng giá trị của khoản nợ cấp dưới và cho phép linh hoạt hơn khi giao dịch với trái chủ. Tài trợ hạng hai thường liên quan đến việc thâu tóm và mua thôn tính, để nó có thể được sử dụng nhằm ưu tiên chủ sở hữu mới trước các chủ sở hữu hiện tại trong trường hợp phá sản.
Cách thức hoạt động của khoản tài trợ hạng hai
Tài trợ hạng hai thu hẹp khoảng cách giữa nợ và vốn chủ sở hữu và là một trong những hình thức nợ có độ rủi ro cao nhất. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là nó sẽ mang lại một số lợi nhuận cao nhất khi so sánh với các loại nợ khác, vì nó thường có tỉ lệ từ 12% đến 20% mỗi năm.
Các công ty thường tìm kiếm nguồn tài trợ hạng hai để hỗ trợ các dự án tăng trưởng cụ thể hoặc thu mua. Thực tế là các nhà cung cấp vốn hạng hai thường là các nhà đầu tư dài hạn trong công ty. Điều này giúp công ty dễ dàng có được các loại tài trợ khác nhau vì các chủ nợ truyền thống thường xem một công ty có nhà đầu tư dài hạn ở một khía cạnh thuận lợi hơn do đó có nhiều khả năng mở rộng tín dụng và các điều khoản có lợi cho công ty đó.
Một số đặc điểm phổ biến trong cấu trúc các khoản vay hạng hai, chẳng hạn như:
+ Liên quan đến mức độ ưu tiên mà họ được trả, các khoản vay này phụ thuộc vào khoản nợ ưu tiên nhưng chú trọng hơn vào vốn chủ sở hữu thông thường.
+ Khác với các khoản vay ngân hàng thông thường, các khoản vay đòi hỏi lợi suất cao hơn nợ ưu tiên và thường không được đảm bảo.
+ Không có khấu hao chính tồn tại.
+ Một phần lợi nhuận của khoản vay hạng hai là cố định, điều này làm cho loại chứng khoán này ít có khả năng bị pha loãng hơn so với vốn chủ sở hữu thông thường.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)