Sự săn lùng giá xuống (Bear Raid) là gì?
Mục Lục
Sự săn lùng giá xuống (Bear Raid)
Thuật ngữ "Bear Raid" tạm dịch ra tiếng Việt là sự đầu cơ giá xuống hay sự săn lùng giá xuống.
Bear Raid là một hành vi bất hợp pháp trong đó các nhà đầu cơ cấu kết với nhau để đẩy giá cổ phiếu xuống thấp hơn thông qua việc bán khống và lan truyền những tin đồn bất lợi về công ty mục tiêu.
Hiểu về Bear Raid
- Bear Raid đôi khi được sử dụng bởi những người bán khống vô đạo đức, những người muốn kiếm tiền nhanh chóng từ các vị thế bán của họ.
- Đối tượng của Bear Raid nói chung là một công ty đang trải qua giai đoạn thử thách, chính vì đặc điểm dễ bị tổn thương mà công ty mục tiêu được chọn là con mồi béo bở cho những người săn lùng giá xuống.
- Mặc dù bán khống là hợp pháp, nhưng bán khống phối hợp được Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) xem như sự thao túng thị trường, và việc lan truyền tin đồn sai lệch là tương đương với hoạt động lừa đảo.
Mục tiêu của Bear Raid
- Mục tiêu của Bear Raid thường là kiếm lợi nhuận trong một khoảng thời gian ngắn thông qua việc bán khống. Trong trường hợp Bear Raid hoạt động và cổ phiếu mục tiêu lao dốc, người bán khống có thể mua lại cổ phiếu với giá rẻ hơn trên thị trường mở.
- Những người bán khống kiếm tiền bằng cách bán cổ phiếu ở mức giá hiện tại, sau đó mua lại cổ phiếu để đóng vị thế với giá thấp hơn. Những người bán khống kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá mua-bán, chẳng hạn như việc bán cổ phiếu tại mức 100 đô la và mua lại cổ phiếu tại mức 75 đô la, điều này sẽ tạo ra khoản lợi nhuận 25 đô la.
- Trong một cuộc săn lùng giá xuống điển hình, những người bán khống thường thông đồng trước với nhau để thiết lập các vị thế bán lớn trong cổ phiếu mục tiêu. Khi khối lượng bán khống quá lớn làm tăng rủi ro bán non, điều này có thể gây ra tổn thất đáng kể người bán khống vì họ không thể tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi chiến lược bán khống của họ có hiệu quả.
*Bán non (Short Squeeze) là một tình huống trong đó giá cổ phiếu hay hàng hoá (có nhiều vị thế bán) tăng lên rất mạnh, buộc nhiều người bán khống phải kết thúc vị thế bán của mình để cắt lỗ, và càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu hay hàng hoá đó.
- Vì vậy, những người bán khống bắt tay vào bước tiếp theo trong cuộc săn lùng giá xuống giống như một chiến dịch bôi nhọ, với những lời thì thầm và tin đồn lan truyền về công ty mục tiêu bởi những nguồn không xác định.
- Những tin đồn này có thể là bất cứ điều gì miêu tả công ty mục tiêu trong một khía cạnh tiêu cực, chẳng hạn như cáo buộc gian lận kế toán, điều tra của SEC, bỏ lỡ thu nhập, khó khăn tài chính... Những tin đồn này có thể khiến các nhà đầu tư lo lắng thoát khỏi giao dịch, khiến giá cổ phiếu giảm hơn nữa và mang lại cho người bán khống lợi nhuận mà họ đang tìm kiếm.
(Tài liệu tham khảo: Investopedia)