Phương pháp phòng thí nghiệm (Laboratory methods) trong đánh giá chất lượng sản phẩm là gì?
Mục Lục
Phương pháp phòng thí nghiệm
Phương pháp phòng thí nghiệm trong tiếng Anh được gọi là Laboratory methods.
Phương pháp phòng thí nghiệm là một trong những phương pháp phổ biến đánh giá chất lượng sản phẩm.
Phương pháp phòng thí nghiệm được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật cơ bản cũng đồng thời là các thông số về chất lượng tiêu dùng cần phải đánh giá của sản phẩm (công suất động cơ, tốc độ quạt gió, độ ăn mòn…) hoặc khi trình độ chất lượng được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật.
Phương pháp phòng thí nghiệm được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau căn cứ vào tính chất riêng của các chỉ tiêu chất lượng: đo trực tiếp, phương pháp phân tích hóa trị, phương pháp tính toán (tính năng suất, hiệu quả, giá thành, tuổi thọ, hao phí nguyên liệu…)
Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402 định nghĩa "Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn".
Tiêu chuẩn ISO 9000/2000: Chất lượng là mức độ của một tâp hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu (Nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc).
Tiếp cận tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, các đặc trưng kinh tế - kĩ thuật của sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng trong các điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn.
Ưu nhược điểm của phương pháp phòng thí nghiệm
Ưu điểm của phương pháp
- Cho số liệu chính xác
- Các kết quả đánh giá có các thứ nguyên rõ ràng, dễ so sánh
Thứ nguyên là mối quan hệ của các đơn vị đo những đại lượng vật trị trong một công thức vật trị nào đó. Thứ nguyên là có một kí hiệu (thay cho tên gọi) đi kèm sau một con số hoặc một giá trị nào đó và được gọi tên, kí hiệu riêng.
Ví dụ: 1 (m) : mét là thứ nguyên chỉ độ dài; 5 (W) : Oát là thứ nguyên chỉ công suất; 100 (Kg) , kg là thứ nguyên chỉ khối lượng.
Nhược điểm của phương pháp
- Đòi hỏi phải có các thiết bị, máy móc thí nghiệm
- Tốn kém nhiều chi phí
- Không phải lúc nào cũng thực hiện được
- Đối với một số chỉ tiêu không phản ánh được (tình trạng sản phẩm, tính thẩm mĩ, mùi vị, sự thích thú…)
(Tài liệu tham khảo: Các phương pháp đánh giá chất lượng, Đại học Duy Tân)