Sổ CPD (Carnet de Passages en Douane - CPD) là gì?
Mục Lục
Sổ CPD (Carnet de Passages en Douane - CPD)
Sổ CPD - danh từ, tên quốc tế bằng tiếng Pháp được gọi là Carnet de Passages en Douane, viết tắt là CPD.
Sổ CPD là chứng từ hải quan quốc tế được chấp nhận như một loại tờ khai hải quan cho phép nhận diện hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) và dùng để bảo đảm thanh toán quốc tế các khoản thuế nhập khẩu và thuế khác, được sử dụng cho phương tiện vận tải tạm quản. (Theo World Customs Organization)
Bảo đảm và điều chỉnh sổ CPD
Bảo đảm sổ CPD
Mỗi Hiệp hội bảo đảm phải chịu trách nhiệm với cơ quan hải quan của bên tham gia kí Công ước Istanbul nơi Hiệp hội đó đặt trụ sở, sẽ trả khoản thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, các khoản tiền khác bắt buộc ngoại trừ khoản tiền trong trường hợp chủ hàng không tuân thủ các qui định tạm quản hoặc quá cảnh hàng hoá (bao gồm cả phương tiện vận tải) được đưa vào trong lãnh thổ này dưới sự bảo hộ của sổ CPD do một Hiệp hội phát hành tương ứng cho ra đời.
Hiệp hội có trách nhiệm cùng với các cá nhân nợ các món tiền nêu ở trên, trả cho được các khoản tiền này.
Các hiệp hội không cần thiết phải yêu cầu bảo đảm phải trả một số tiền lớn hơn tổng số thuế và phí nhập khẩu cùng với lãi do nộp chậm sổ CPD.
Trong bất cứ trường hợp nào, cơ quan hải quan không được yêu cầu Hiệp hội bảo đảm trả tiền nếu không có thông báo không huỷ bỏ sổ CPD đối với Hiệp hội bảo đảm trong thời hạn 1 năm kể từ ngày sổ này hết giá trị.
Cơ quan hải quan sẽ thông báo tính thuế nhập khẩu và thuế khác cho Hiệp hội bảo đảm trong thời hạn một năm kể từ ngày Sổ hết hạn. Người chịu trách nhiệm của Hiệp hội sẽ không trả thuế nếu trong thời hạn 1 năm này không có thông báo của cơ quan hải quan.
Điều chỉnh sổ CPD
1. Hiệp hội bảo đảm có thời hạn 1 năm kể từ ngày thông báo không huỷ bỏ sổ CPD để cung cấp bằng chứng tái xuất phương tiện vận tải theo qui định của phụ lục này hoặc mọi hình thức huỷ số CPD hợp pháp khác.
Tuy nhiên thời kì này chỉ có hiệu lực tính từ ngày hết hạn sổ CPD. Nếu cơ quan hải quan công nhận tính hợp pháp của bằng chứng, họ phải thông báo cho Hiệp hội bảo đảm trong thời hạn không quá 1 năm.
2. Nếu không xuất trình được các bằng chứng này trong thời hạn cho phép, Hiệp hội bảo đảm phải đặt cọc hoặc trả tạm thời các khoản thuế nhập khẩu và các loại thuế phải nộp khác trong thời hạn tối đa là 3 tháng.
Tiền đặt cọc hoặc tiền trả tạm thời này trở thành khoản tiền chính thức phải nộp sau thời hạn 1 năm. Trong thời hạn chót này, Hiệp hội bảo đảm vẫn có thể đưa ra các bằng chứng để được hoàn lại số tiền đặt cọc hoặc nộp.
3. Đối với các bên tham gia kí Công ước mà luật pháp và các điều lệ của họ không qui định việc đặt cọc hay đóng tạm thời các khoản thuế nhập khẩu và thuế khác, việc thanh toán vẫn sẽ được thực hiện theo các qui định và được coi là dứt khoát.
Tuy nhiên khoản tiền này vẫn sẽ được hoàn trả nếu đưa ra được các bằng chứng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nộp tiền. (Theo Istanbul Convention, Thư Viện Pháp Luật)