1. Kinh tế học

Sản lượng cân bằng (Equilibrium Quantity) là gì? Đặc điểm và các lưu ý

Mục Lục

Sản lượng cân bằng

Sản lượng cân bằng trong tiếng Anh là Equilibrium Quantity.  

Sản lượng cân bằng là khi không có sự thiếu hụt hay dư thừa của một hàng hóa dịch vụ trên thị trường.

Cung và cầu giao nhau nghĩa là sản lượng của một mặt hàng mà người tiêu dùng muốn mua bằng với sản lượng các nhà sản xuất cung cấp. Nói cách khác, thị trường đã đạt đến trạng thái cân bằng hoàn hảo, nghĩa là giá cả ổn định để phù hợp với tất cả các bên.

Lí thuyết kinh tế vi mô cơ bản dựa trên mô hình cung và cầu, cung cấp một mô hình để xác định sản lượng tối ưu và giá tối ưu của hàng hóa dịch vụ. 

Lí thuyết giả định rằng các nhà sản xuất và người tiêu dùng có hành vi nhất quán và có thể dự đoán được, và không có yếu tố nào khác ảnh hưởng đến quyết định của họ.

Đặc điểm của Sản lượng cân bằng

Trong đồ thị cung và cầu, có hai đường, một đường biểu thị cung và đường kia biểu thị cầu. Các đường này được vẽ theo giá (trục y) và sản lượng (trục x).

Trong đồ thị, đường cung dốc lên. Điều này là do có mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá cả và nguồn cung. Khi giá của một sản phẩm tăng, sản lượng cung cấp cũng tăng.

Trong khi đó, đường cầu, đại diện cho người mua, dốc xuống. Điều này là do có một mối quan hệ nghịch đảo giữa giá và lượng cầu. Khi giá tăng, lượng cầu giảm.

Hai đường cung và cầu sẽ giao nhau trên đồ thị. Đây là điểm cân bằng kinh tế, cũng đại diện cho sản lượng cân bằng và giá cân bằng của hàng hóa hoặc dịch vụ.

(Ảnh minh họa: ReviewEcon)

Do giao điểm xảy ra tại một điểm trên cả hai đường cung và cầu, nên việc sản xuất hoặc mua sản lượng cân bằng tại mức giá cân bằng phải được cả người sản xuất và người tiêu dùng đồng ý.

Theo giả thuyết, đây là trạng thái hiệu quả nhất mà thị trường có thể đạt tới.

Các lưu ý của Sản lượng cân bằng

Lí thuyết cung và cầu làm nền tảng cho hầu hết các phân tích kinh tế, nhưng các nhà kinh tế nên cẩn trọng sử dụng. Một đồ thị cung và cầu chỉ đại diện trong điều kiện thị trường hoàn hảo cho một hàng hóa hoặc dịch vụ.

Trong thực tế, luôn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến các quyết định mua, bán: như hạn chế về vận chuyển, sức mua, thay đổi công nghệ hoặc sự phát triển của ngành khác.

Lí thuyết này cũng không tính đến các yếu tố bên ngoài tiềm năng, có thể dẫn đến thất bại thị trường.

Các giải pháp phúc lợi xã hội để khắc phục sự thất bại thị trường, hoặc trợ cấp chính phủ để hỗ trợ một ngành cụ thể, cũng có thể tác động đến giá và lượng cân bằng của hàng hóa hoặc dịch vụ.

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác