Rủi ro thanh khoản của trái phiếu (Liquidity Risk of Bonds) là gì?
Mục Lục
Rủi ro thanh khoản của trái phiếu (Liquidity Risk of Bonds)
Rủi ro thanh khoản của trái phiếu trong tiếng Anh là Liquidity Risk of Bonds. Rủi ro thanh khoản của trái phiếu liên quan đến việc nhà đầu tư phải bán trái phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó hoặc không thể thanh lí trái phiếu được.
Rủi ro thanh khoản của trái phiếu cũng có thể hiểu là rủi ro mà nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái phiếu đó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán.
Thuật ngữ liên quan
Trái phiếu (Bonds) là loại chứng khoán có thu nhập cố định, nó đại diện cho một nghĩa vụ tài chính của chủ thể phát hành, với lời hứa sẽ thanh toán một khoản tiền xác định vào một ngày cụ thể trong tương lai.
Chênh lệch giá mua và giá bán (bid and ask spread) là phần vượt quá của giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường.
Chênh lệch giá mua - giá bán về cơ bản chính là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua muốn mua với giá thấp nhất mà người bán muốn bán.
Nguyên nhân
- Rủi ro thanh khoản của trái phiếu chịu tác động bởi nhiều yếu tố: do hoạt động của thị trường sơ cấp tác động đến thị trường thứ cấp, do chủ thể phát hành, do chi phí giao dịch cao, do chính sách thuế của Nhà nước...
Đặc trưng
- Đo lường thanh khoản trên thị trường sơ cấp chính là sự chênh lệch giữa các mức giá chào mua và chào bán (the bid and ask spread) của các nhà đầu tư, nhà môi giới. Sự chênh lệch (spread) này càng lớn thì rủi ro thanh khoản càng cao.
- Đối với các nhà đầu tư định nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn thì rủi ro thanh khoản là không đáng kể.
Tuy nhiên với các nhà quản lí danh mục đầu tư vì phải thường xuyên theo dõi và đánh giá lại các khoản đầu tư theo giá thị trường, nên rủi ro thanh khoản có thể dẫn tới những kết quả không như mong đợi, họ buộc phải tạo ra những vị thế mua bán các tài sản khác nhau để đảm bảo cho danh mục được đầu tư hiệu quả nhất.
- Rủi ro thanh khoản có thể thay đổi theo thời gian.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường tài chính và các định chế tài chính, NXB Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Investopedia)