Quyền tối thượng của người tiêu dùng (Consumer Sovereignty) là gì?
Mục Lục
Quyền tối thượng của người tiêu dùng
Quyền tối thượng của người tiêu dùng trong tiếng Anh là Consumer Sovereignty.
Quyền tối thượng của người tiêu dùng là ý kiến cho rằng người tiêu dùng nắm giữ quyền lực tác động đến các quyết định sản xuất dựa trên những hàng hóa và dịch vụ mà họ mua.
Sở thích của người tiêu dùng được cho là sẽ ảnh hưởng đến những gì các công ty quyết định sản xuất. Khi người tiêu dùng thích một số sản phẩm và dịch vụ nhất định, điều này dẫn đến cầu cao hơn dành cho các sản phẩm và dịch vụ đó.
Vì thị trường tiêu dùng xoay quanh nhu cầu của người tiêu dùng, các công ty sẽ tìm cách xem người tiêu dùng thích gì và cần gì để duy trì hoạt động kinh doanh.
Các hạn chế đối với quyền tối thượng của người tiêu dùng
Quyền tối thượng của người tiêu dùng có thể đúng là cách mà các công ty quyết định sẽ sản xuất sản phẩm và dịch vụ nào trên thực tế. Nhưng một số người tin rằng có những hạn chế đối với quyền tối thượng của người tiêu dùng xuất hiện dưới hình thức lừa dối. Một số ví dụ như sau:
Các công ty thuê các chuyên gia marketing để bán các sản phẩm họ muốn bán bằng cách sử dụng các hoạt động marketing gian dối. Điều này có nghĩa là một công ty marketing đủ giỏi có thể thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm mà hộ không thực sự muốn hoặc không cần, và do đó, nó sẽ hạn chế lí thuyết về quyền tối thượng của người tiêu dùng, cho rằng người tiêu dùng tự mình quyết định nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Đôi khi người tiêu dùng bị lừa mua sản phẩm và dịch vụ mà họ không muốn vì thiếu thông tin. Nếu người tiêu dùng không có tất cả các thông tin cần thiết về một sản phẩm, họ có thể mua nhầm sản phẩm đó.
Mặc dù cầu về một sản phẩm có thể thuyết phục các công ty sản xuất nó, nhưng nếu cầu đó khiến người tiêu dùng bị thiệt hại vì họ không có đủ thông tin về sản phẩm, thì thành công của nó sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Ví dụ về quyền tối thượng của người tiêu dùng
Giả sử có hai công ty giày. Họ làm ra những sản phẩm rất giống nhau, chỉ khác là công ty A bán giày đen và công ty B bán giày xanh. Công ty A giày đen bán được hàng trăm đôi và kiếm được rất nhiều tiền. Khi các công ty giày khác thấy A thành công như thế nào, họ cũng bắt đầu bán giày đen và kiếm được nhiều tiền.
Mặt khác, công ty B sản xuất giày xanh chỉ bán một vài đôi giày và gặp phải những tổn thất đáng kể, cuối cùng bị phá sản. Ví dụ này cho thấy người tiêu dùng thích giày đen và muốn các công ty sản xuất chúng nhiều hơn. Nó cũng cho thấy rằng người tiêu dùng không thích giày màu xanh lá cây và không muốn chúng được sản xuất.
Giả sử cửa hàng bách hóa địa phương bán một sản phẩm được gọi là Kẹo giảm cân tuyệt vời của Wanda. Kẹo này được cho là giúp mọi người giảm 0,5 kg mỗi ngày nếu họ ăn một gói cho bữa sáng. Cửa hàng này tạo ra vô số nguồn cung cấp marketing để thúc đẩy sự thành công của Kẹo giảm cân tuyệt vời của Wanda.
Hàng ngàn người tiêu dùng tìm hiểu về kẹo giảm cân và mua sản phẩm vì bị thuyết phục bởi các quảng cáo. Trên thực tế, kẹo này không giúp người ăn giảm 0,5 kg mỗi ngày, và có lẽ tác dụng duy nhất của nó là thỏa mãn sự thèm đồ ngọt.
Lúc đầu, rất nhiều người tiêu dùng tin rằng nó có tác dụng thật, và trong một thời gian, điều này dẫn đến tăng doanh số bán hàng. Nhưng một khi sự thật về sản phẩm xuất hiện, nó sẽ bắt đầu thất bại. Cuối cùng, Kẹo giảm cân tuyệt vời của Wanda không đáp ứng mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng.
(Theo: study.com)