Quảng cáo bằng nút bấm (Advertising buttons) là gì?
Mục Lục
Quảng cáo bằng nút bấm
Quảng cáo bằng nút bấm trong tiếng Anh gọi là: Advertising buttons.
Nút bấm là những quảng cáo loại nhỏ có thể bố trí ở bất kì chỗ nào trên một trang và nối tới trang của người thuê nút. Quảng cáo kiểu nút bấm được khách hàng và các nhà marketing chấp nhận nhanh hơn so với quảng cáo kiểu dải băng có lẽ vì chúng luôn cung cấp phần mềm tải xuống miễn phí.
Lợi ích của kiểu quảng cáo này, đặc biệt nút bấm để tải xuống, là chúng đơn giản. Nút bấm cũng giúp các nhà marketing truyền bá nhãn hiệu.
Các loại quảng cáo nút bấm
Quảng cáo nút bấm phổ biến nhất là Download Nescape Now (tải xuống phần mềm Nescape) và Get Acrobat Reader (tải xuống phần mềm Acrobat Reader) làm người sử dụng web quen với các phần mềm này và coi chúng như những hãng đi đầu trong thị trường các bộ trình duyệt web và phần mềm đọc tài liệu.
Nút bấm thường được sử dụng liên tục trong nội dung nhất định nào đó của site mà không phải trả cước phí cao như quảng cáo dải băng. Nhà thiết kế có thể đặt nhiều nút bấm trên một trang (vì chúng không chiếm nhiều diện tích) mà vẫn còn 100% bảng dải băng để bán.
Quảng cáo bằng nút bấm là một trong những hình thức quảng cáo trên Internet.
Ưu điểm và hạn chế của quảng cáo trên Internet
Quảng cáo trên Internet là sự kết hợp giữa quảng cáo truyền thống và tiếp thị trực tiếp. Quảng cáo trên mạng giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Mặt khác quảng cáo trên mạng còn tạo cơ hội cho nhà quảng cáo nhằm chính xác vào khách hàng của mình tốt hơn các phương tiện khác.
- Ưu điểm của quảng cáo trên Internet
Ưu điểm của quảng cáo trên Internet là khả năng nhắm chọn tốt và khả năng theo dõi. Đồng thời nó cho phép linh hoạt và có khả năng phân phối. Quảng cáo trên Internet có tính tương tác cao, có phạm vi tiếp cận khách hàng lớn và khả năng được chấp nhận cao.
- Hạn chế của quảng cáo trên Internet
Tuy nhiên nó bị giới hạn bởi chuẩn mực văn hóa, bởi pháp luật, ngôn ngữ và điều kiện tiếp cận Internet của khách hàng.
(Tài liệu tham khảo: Bài giảng Thương mại Điện tử, Trần Công Nghiệp, NXB Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 2008)