Phân phối theo định mức (Rationing) là gì? Đặc điểm, rủi ro gặp phải và ví dụ
Mục Lục
Phân phối theo định mức
Phân phối theo định mức trong tiếng Anh là Rationing.
Phân phối theo định mức là hành động kiểm soát việc phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ để đối phó với sự khan hiếm.
Phân phối theo định mức là nhiệm vụ của chính phủ, ở cấp địa phương hoặc cả nước. Phân phối này có thể được thực hiện để đối phó với các điều kiện thời tiết bất lợi, hạn chế thương mại hoặc xuất nhập khẩu, hoặc trong các trường hợp cực đoan hơn, trong thời kì suy thoái hoặc chiến tranh.
Đặc điểm của Phân phối theo định mức
Phân phối theo định mức liên quan đến việc phân phối có kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ khan hiếm. Chẳng hạn, một cá nhân có thể được phân bổ một lượng thức ăn nhất định mỗi tuần, hoặc các hộ gia đình có thể chỉ được phép tưới cỏ vào những ngày nhất định.
Theo qui luật cung cầu, khi nguồn cung hàng hóa hoặc dịch vụ khả dụng giảm xuống dưới lượng cầu, giá cân bằng tăng, thường đến mức không thể kiểm soát được.
Phân phối theo định mức một cách hợp lí sẽ tác động làm giảm giá bằng cách đặt các ràng buộc về nhu cầu (hoặc giá trần có thể được áp đặt, tạo ra nhu cầu phân phối để duy trì một mức cung nhất định).
Phân phối theo định mức thường dẫn đến thiếu hụt.
Ví dụ Phân phối theo định mức
Chẳng hạn, lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập năm 1973 khiến nguồn cung xăng dầu ở Mỹ giảm mạnh, đẩy giá lên cao.
Chính phủ liên bang đã phân phối theo định mức nguồn cung dầu trong nước cho các tiểu bang, từ đó thực hiện các hệ thống để phân phối định mức nguồn dự trữ hạn chế của họ.
Ở một số tiểu bang, những chiếc xe có biển số kết thúc bằng số lẻ chỉ được phép ra đường vào những ngày có số lẻ. Những phương pháp này giữ cho giá xăng không tăng vọt nhưng dẫn đến hàng dài xếp hàng chờ mua.
Giữa việc phải chọn để cho giá hàng hóa thiết yếu tăng lên mức không kiểm soát được và việc phải áp dụng chế độ phân phối theo định mức, thì chính phủ sẽ ưu tiên chọn phân phối theo định mức hơn, mặc dù lựa chọn này không lí tưởng.
Các lưu ý đối với Phân phối theo định mức
Lí thuyết kinh tế cổ điển cho thấy rằng khi cầu vượt quá cung, giá tăng lên và mức giá cao sẽ làm giảm nhu cầu và khuyến khích những người mới tham gia thị trường, tăng cung và đưa giá xuống mức hợp lí.
Nếu thực tế đơn giản như vậy, việc phân phối theo định mức sẽ vừa phản tác dụng, bởi vì nó tạo ra sự thiếu hụt và không cần thiết, và thị trường sẽ hành động để tự ổn định lại.
Vấn đề là đối với một số hàng hóa và dịch vụ như thực phẩm, nhiên liệu và chăm sóc y tế, nhu cầu của các hàng hóa này không co giãn - nhu cầu không giảm khi giá tăng.
Các vấn đề khác khiến thị trường không thể tái cân bằng như lí thuyết cổ điển đã dự đoán: không thể có sự gia nhập của các nhà cung cấp mới nếu sự thiếu hụt là kết quả của mất mùa, chiến tranh, thiên tai, bao vây hoặc cấm vận.
Mặc dù không lí tưởng, nhưng chính phủ phải thực hiện phân phối theo định mức, nếu không sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế thậm chí còn lớn hơn.
Phân phối theo định mức để chiến đấu với tình trạng thiếu hụt
Nhiều nền kinh tế tư bản đã tạm thời sử dụng phân phối theo định mức để đối phó với sự thiếu hụt trong chiến tranh hoặc liên quan đến thiếu hụt do thảm họa.
Mỹ và Anh đã ban hành quyển sổ phân phối theo định mức trong Thế chiến II, ví dụ, hạn chế số lượng lốp xe, xăng, đường, thịt, bơ và các loại khác hàng hóa có thể được mua.
Ngược lại, ở các nước cộng sản, phân phối theo định mức trong nhiều trường hợp là nét đặc trưng thường ngày.
Tại Cuba vào năm 2019, mỗi cá nhân sẽ được phát một quyển sổ phân phối theo định mức với một lượng nhỏ gạo, đậu, trứng, đường, cà phê và dầu ăn, tương đương với chỉ một vài xu ở Mỹ.
Vì chừng đó số lượng không đủ để tồn tại, người Cuba phải mua thêm nguồn cung trên thị trường mở, nơi giá gạo cao hơn khoảng 20 lần. Ngoài ra, cũng có giới hạn về số lượng các sản phẩm chất lượng cao mà người Cuba có thể mua trên thị trường mở, chẳng hạn như thịt gà.
Cuba đã thúc đẩy việc phân phối theo định mức như một cách để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế; công dân được hưởng một lượng nhỏ thực phẩm cơ bản mà hầu như không mất phí, trong khi mọi thứ khác đều đắt đỏ và nguồn cung bị hạn chế.
Rủi ro Phân phối theo định mức
Phân phối theo định mức cung cấp cho các chính phủ một cách để hạn chế nhu cầu, điều tiết cung và giá trần, nhưng nó không hoàn toàn không theo các qui luật cung cầu.
Thị trường chợ đen thường mọc lên khi phân phối theo định mức có hiệu lực.
Thị trường chợ đen cũng cho phép mọi người bán hàng hóa và dịch vụ với giá phù hợp hơn với nhu cầu, làm suy yếu ý định phân phối và kiểm soát giá, nhưng đôi khi lại làm giảm bớt sự thiếu hụt.
Thị trường chợ đen thường tạo ra lợi nhuận cho các thành viên của trong cơ quan chính phủ đang áp dụng phân phối theo định mức. Những gian lận này thường khó trừ khử. Trong một số trường hợp, chúng được dung thứ, như ở thị trường của Cuba đối với hàng hóa được phân phối với số lượng không đủ.
(Theo Investopedia)