Công ước Paris (Paris Convention) là gì? Nội dung bảo hộ
Mục Lục
Công ước Paris
Công ước Paris trong tiếng Anh là Paris Convention.
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Paris Convention for the Protection of Industrial Property), gọi tắt là Công ước Paris, được kí kết tại Paris năm 1883, được sửa đổi lần đầu tại Brussels năm 1900, đều kết thúc bằng việc thông qua một Văn kiện sửa đổi của Công ước Paris.
Trừ những Văn kiện tại hội nghị sửa đổi Brussels (năm 1897 và 1900) và Washington D.C. (năm 1911) không còn hiệu lực nữa, tất cả những Văn kiện trước đó vẫn có ý nghĩa, Văn kiện gần đây nhất được kí tại Stockholm năm 1967. Cho đến nay đã có 174 quốc gia tham gia Công ước Paris, Việt Nam tham gia Công ước này từ ngày 08/3/1949.
Nội dung của Công ước
Nội dung của Công ước Paris được chia thành các vấn đề:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia: mỗi quốc gia thành viên Công ước Paris phải trao sự bảo hộ như nhau đối với công dân của các quốc gia thành viên khác như đối với công dân nước mình.
- Quyền ưu tiên:
+ Quyền ưu tiên được hiểu là trên cơ sở một đơn hợp lệ yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do một người nộp tại một trong số các quốc gia thành viên, chính người đó (hoặc người được kế thừa quyền đó), trong một thời gian nhất định (6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, 12 tháng đối với sáng chế) có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại tất cả các quốc gia thành viên khác.
Những đơn nộp sau sẽ được coi như nộp cùng ngày với đơn nộp sớm nhất.
- Nguyên tắc bảo hộ độc lập: có thể diễn đạt nguyên tắc này thông qua trường hợp đối với sáng chế.
+ Các bằng độc quyền sáng chế được các nước thành viên khác nhau cấp cho cùng một sáng chế phải được coi là độc lập với nhau.
+ Nguyên tắc này được hiểu là việc một nước thành viên cấp bằng độc quyền cho một sáng chế không bắt buộc các nước thành viên khác cũng phải cấp bằng độc quyền cho chính sáng chế đó.
+ Nguyên tắc này còn được hiểu là không thể từ chối cấp, hủy bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực bằng một độc quyền sáng chế ở bất cứ nước thành viên nào với lí do bằng độc quyền đối với sáng chế đó bị từ chối cấp, đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực ở bất cứ một nước thành viên khác.
- Thiết lập quyền và nghĩa vụ của các cá nhân và pháp nhân.
- Thực thi Công ước.
(Theo Giáo trình Pháp luật Sở hữu trí tuệ. NXB Đại học Kinh tế quốc dân)