Nợ không có bảo đảm (Deadweight Debt) là gì?
Mục Lục
Nợ không có bảo đảm (Deadweight Debt)
Nợ không có bảo đảm trong tiếng Anh là Deadweight Debt.
Nợ không có bảo đảm là khoản nợ không được đảm bảo bằng tài sản hiện vật, nghĩa là nó chỉ được sử dụng để thanh toán các khoản chi tiêu thường xuyên.
Nói cách khác, một khoản nợ không được bảo đảm bởi bất kì tài sản thực nào được gọi là nợ không có bảo đảm.
Nếu khoản nợ được dùng để mua tài sản hiện vật hay tài chính, thì khoản nợ sẽ được đảm bảo bằng tài sản đó, vì khi cần người ta có thể bán nó để trả nợ. Ngược lại, các khoản nợ không có bảo đảm chỉ được sử dụng để làm tăng thu nhập thường xuyên và do vậy không tạo ra tài sản nào để đảm bảo cho nó.
Nợ đầu tư vào chiến tranh hoặc phòng ngừa chiến tranh được coi là khoản nợ không có bảo đảm.
Phân biệt nợ có bảo đảm và nợ không có bảo đảm
Điểm khác biệt lớn nhất giữa nợ có bảo đảm và nợ không có bảo đảm là sự có mặt của tài sản thế chấp.
Nợ có bảo đảm
Đối với công cụ nợ có bảo đảm, trong trường hợp vỡ nợ, tài sản của người đi vay được sử dụng để hoàn trả nghĩa vụ nợ.
Các khoản nợ có bảo đảm thông thường là các khoản vay thế chấp và vay mua xe. Khi một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nhận được khoản vay thế chấp, tài sản được đề cập sẽ được sử dụng làm tài sản bảo đảm. Nếu cá nhân hoặc doanh nghiệp không thể hoàn trả khoản thế chấp theo thoả thuận, ngân hàng có quyền tịch thu tài sản.
Điều này cũng đúng với các khoản vay mua xe. Nếu các điều khoản của khoản vay không được đáp ứng, người cho vay có thể lấy lại xe và bán nó để trả hết khoản vay.
Nợ không có bảo đảm
Ngược lại, nợ không có bảo đảm không có sự hỗ trợ về tài sản thế chấp. Nếu người vay không trả được khoản nợ này, người cho vay phải khởi kiện để thu nợ.
Do đầu tư được hỗ trợ bởi độ tin cậy và tín dụng của tổ chức phát hành, nợ không có bảo đảm mang lại rủi ro lớn hơn đối với người cho vay. Điều này dẫn đến việc lãi suất vay của các khoản nợ không có bảo đảm thường cao hơn lãi suất của các khoản nợ có bảo đảm.
(Tài liệu tham khảo: Economicsconcepts.com; Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Vietnam Finance)