Quốc gia cho vay (Creditor Nation) là gì? Các Quốc gia cho vay trên thế giới
Mục Lục
Quốc gia cho vay
Khái niệm
Quốc gia cho vay còn gọi là nước cho vay trong tiếng Anh là Creditor Nation.
Quốc gia cho vay là quốc gia có cán cân thanh toán quốc tế tích lũy bội thu.
Quốc gia cho vay thường có vị thế đầu tư quốc tế ròng (NIIP) tích cực sau khi đối chiếu tất cả các giao dịch tài chính đã hoàn thành giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới.
Quốc gia cho vay có dòng chảy đầu tư vào các quốc gia khác nhiều hơn so với dòng chảy đầu tư phần còn lại của thế giới vào quốc gia này.
Để xác định xem một quốc gia có phải là quốc gia cho vay hay không, cần tính số dư nợ tổng của quốc gia khi tính toán cán cân thanh toán quốc tế.
Các quốc gia cho vay cũng có thể trở thành các quốc gia đi vay. Ví dụ Mỹ vào những năm 1980 có cán cân thanh toán quốc tế từ tích cực chuyển sang tiêu cực.
Kể từ năm 2006, báo cáo thống kê cán cân thanh toán quốc tế do Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) biên soạn đã được tải lên cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép truy cập thông qua trang web IMF một cách dễ dàng.
Ngoài các số liệu cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia, cơ sở dữ liệu này cũng bao gồm vị thế đầu tư quốc tế ròng của các quốc gia (NIIP).
NIIP là mức chênh lệch giữa tài sản nước ngoài mà cư dân một nước sở hữu và tài sản trong nước do các chủ thể nước ngoài nắm giữ.
Các Quốc gia cho vay trên thế giới
Tình trạng của quốc gia cho vay phụ thuộc vào những thay đổi trong nền kinh tế tại quốc gia đó và nền kinh tế toàn cầu.
Kể từ năm 2018, Đức và Thụy Sĩ là các quốc gia cho vay chính của khu vực các nước sử dụng đồng euro, NIIP của hai nước này cũng được duy trì tích cực trong nhiều năm.
Ở châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore là những quốc gia cho vay chính có khoản đầu tư ngày càng tăng vào các quốc gia khác. Các quốc gia này đều đang có vị thế đầu tư quốc tế ròng (net international investment position - NIIP) tăng.
Ở Bắc Mỹ, Canada là quốc gia cho vay duy nhất.
Các nhà đầu tư sử dụng số liệu NIIP để đo lường mức độ tín nhiệm của một quốc gia và doanh nghiệp của quốc gia đó.
Các điều khoản thương mại sẽ được qui định bởi các quốc gia cho vay và các quốc gia đi vay sẽ là bên phải thực hiện các nghĩa vụ nợ đã qui định.
Đối với các nhà đầu tư, NIIP của một quốc gia là một chỉ số cho biết trách nhiệm tài chính chung của một quốc gia. Việc đa dạng hóa đầu tư ở cả các quốc gia cho vay và các quốc gia đi vay giúp phân tán rủi ro danh mục đầu tư theo thời gian.
Trường hợp của Mỹ
Mỹ hiện là quốc gia mắc nợ nhiều nhất trên thế giới theo NIIP. Điều này có nghĩa là giá trị tài sản thuộc sở hữu trong nước của Mỹ thấp hơn các khoản nợ của nó đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Mỹ trở thành một quốc gia đi vay lần đầu tiên vào năm 1985.
Với trường hợp của Mỹ, có thể rút ra được nếu vị thế đầu tư quốc tế ròng của một quốc gia chỉ ra quốc gia đó là một quốc gia đi vay không có nghĩa là sức mạnh nền kinh tế của quốc gia đó yếu.
Các chuyên gia cho rằng không nên đánh đồng Mỹ với các quốc gia đi vay lớn khác như Brazil và Mexico vì nền kinh tế Mỹ mạnh hơn các quốc gia này rất nhiều.
Điều này được cho là do sự chi tiêu quá mức của người Mỹ về cả mặt tài chính và sản phẩm so với phần còn lại của thế giới. Vì vậy dòng tiền của Mỹ chảy ra nước ngoài không thể đánh bật lại các khoản đầu tư ở nước ngoài vào Mỹ dẫn đến Mỹ vẫn là quốc gia đi vay.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến cho cán cân thanh toán quốc tế Mỹ chạy về điểm cân bằng, nhưng sau đó NIIP tiêu cực đã tái lập từ âm 2,5 nghìn tỉ đô la năm 2010 lên âm 9,5 nghìn tỉ đô la trong năm 2018.
(Theo Investopedia)