Giảm tiết kiệm (Dissaving) là gì? Nguyên nhân dẫn đến giảm tiết kiệm
Mục Lục
Giảm tiết kiệm
Khái niệm
Giảm tiết kiệm trong tiếng Anh là Dissaving.
Giảm tiết kiệm là hiện tượng một người hay một quốc gia chi tiêu vượt quá thu nhập khả dụng.
Đối với các cá nhân, giảm tiết kiệm xảy ra khi họ rút tiền khỏi tài khoản tiết kiệm, nhận tiền ứng trước trong thẻ tín dụng hoặc vay tiền bằng thu nhập tương lai thông qua các khoản vay payday.
Đặc điểm Giảm tiết kiệm
Về cơ bản, giảm tiết kiệm là chi tiêu vượt quá khả năng chi trả của một người.
Tiết kiệm âm là một thuật ngữ có liên quan đến việc giảm tiết kiệm.
Nếu không được điều tiết, giảm tiết kiệm có thể tiếp tục giảm cho đến khi khoản tiết kiệm và tín dụng khả dụng của một cá nhân bị cạn kiệt.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả giảm tiết kiệm đều có ý nghĩa tiêu cực. Ví dụ, một người nghỉ hưu đã tiết kiệm trong suốt thời gian làm việc có thể sống thoải mái trong khi vẫn giảm tiết kiệm.
Hay một người có thu nhập cố định nhưng khoản chi tiêu mỗi tháng nhiều hơn số thu nhập, khi đó họ sử dụng tiền tiết kiệm để bù lại mức chênh lệch này, hành vi này được gọi là giảm tiết kiệm có kế hoạch.
Chính phủ giảm tiết kiệm
Giảm tiết kiệm có thể được quan sát ở cấp độ cá nhân hoặc cấp độ kinh tế vĩ mô.
Khi giảm tiết kiệm xảy ra ở qui mô vĩ mô, toàn bộ người dân và chính phủ đang sử dụng tất cả các khoản tiền có sẵn để chi tiêu mà không đầu tư hoặc tiết kiệm, cách khắc phục chỉ có chính phủ đi vay để tiếp tục hoạt động.
Giảm tiết kiệm có thể tăng bùng phát sau các thảm họa thiên nhiên như động đất, bão lụt hoặc cháy rừng do chính phủ phải sử dụng khoản dự trữ để khắc phục thiệt hại.
Các nguyên nhân khác có thể gây ra giảm tiết kiệm là biến động chính trị, chiến tranh, các xung đột xã hội và siêu lạm phát. Khi không có tiền để trang trải, người dân hay chính phủ phải vay thêm để đáp ứng cho các nhu cầu cơ bản.
Nguyên nhân dẫn đến Giảm tiết kiệm
Giảm tiết kiệm có thể là do thói quen chi tiêu, các yếu tố không lường trước được và là một phản ứng không thể tránh khỏi khi có khủng hoảng kinh tế.
Ví dụ như các bệnh tật và tai nạn bất ngờ là các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân và có thể làm khoản tiền tiết kiệm của họ cạn kiệt, gây ra khủng hoảng tiền mặt cho họ.
Ví dụ về thói quen giảm tiết kiệm là một loạt các chi tiêu bằng thẻ tín dụng nhỏ theo thời gian có thể dẫn đến số dư nợ thẻ tín dụng lớn và thu nhập bị ảnh hưởng do các khoản thanh toán thẻ tín dụng định kì với lãi suất cao.
(Theo Investopedia)