Nghịch lí của giá trị (Paradox of value) là gì?
Mục Lục
Nghịch lí của giá trị (Paradox of value)
Nghịch lí của giá trị còn được gọi là nghịch lí nước - kim cương.
Nghịch lí của giá trị trong tiếng Anh là Paradox of value hay Diamond-water paradox.
Nghịch lí của giá trị là quan điểm cho rằng giá trị (và giá cả) của hàng hóa là do sự khan hiếm tương đối, chứ không phải do sự hữu ích của nó quyết định.
Một trong những vấn đề khó hiểu nhất đối với Adam Smith, cha đẻ của kinh tế học hiện đại, là ông không thể giải quyết vấn đề định giá theo sở thích của con người.
Ông mô tả vấn đề này trong "Wealth of Nations" (tạm dịch: sự giàu có của các quốc gia) bằng cách so sánh giá trị cao của một viên kim cương (một thứ vốn không thiết yếu đối với cuộc sống của con người), với giá trị thấp của nước, (một thứ mà nếu không có nó con người sẽ chết).
Ông xác định "giá trị sử dụng" được tách biệt một cách phi lí với "giá trị trao đổi".
Hiểu về nghịch lí của giá trị
- Mọi người đều hiểu rằng nước cần thiết cho cuộc sống và các đồ trang trí như kim cương không duy trì sự sống. Nhưng nước thường có giá trị thị trường thấp, trong khi trang sức kim cương có giá trị thị trường cao.
- Thực thế chỉ ra rằng, ở hầu hết các quốc gia, nước rất dồi dào so với cầu trong khi kim cương thì khan hiếm so với cầu.
- Lợi ích cận biên của một viên kim cương thường rất cao vì kim cương là hiện thân của hiện thân của sức mạnh, quyền lực, sự giàu sang, lòng can đảm và là biểu tượng bất diệt của tình yêu. Kim cương đôi khi là một tín hiệu giữa người này với người kia về cam kết của họ với nhau.
- Giá trị sử dụng, tức là nước uống để thỏa mãn cơn khát của bạn. Giá trị trao đổi là những gì một tài nguyên có thể được bán để đổi lấy các sản phẩm khác. Những thay đổi về giá trị cảm nhận từ việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ khác nhau sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến cầu và cả các nền tảng được sử dụng để cung cấp sản phẩm.
Kết luận
Nước cực kì hữu ích và tổng ích lợi của nó cao, nhưng do nước quá dồi dào, nên lợi ích cận biên (và giá cả) của nó thấp. Ngược lại, kim cương kém hữu ích hơn nhiều so với nước lại có giá trị cao, vì nó rất khan hiếm và lợi ích cận biên (và giá cả) của nó cao. Đây chính là nội dung của nghịch lí giá trị.
(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Tutor2u; Investopedia)