Thủ tục chứng thực di chúc (Probate) là gì? Thủ tục chứng thực di chúc có thực sự cần thiết?
Mục Lục
Thủ tục chứng thực di chúc
Thủ tục chứng thực di chúc trong tiếng Anh là Probate.
Thủ tục chứng thực di chúc là một qui trình pháp lí trong đó di chúc được xem xét liệu có hợp lệ và đáng tin hay không.
Thủ tục chứng thực di chúc cũng đề cập đến việc quản lí mong muốn của người đã mất hoặc di sản của người đã mất không có di chúc.
Sau khi chủ sở hữu tài sản qua đời, tòa án sẽ chỉ định một người thi hành có tên trong di chúc hoặc quản trị viên (nếu không có di chúc) để quản lí quá trình thu thập tài sản của người mất.
Người thực hiện di chúc (executor) sẽ trả các khoản nợ còn lại trong di sản và phân phối tài sản cho những người thụ hưởng có tên trong di chúc hoặc được xác định bởi người thi hành di chúc.
Đặc điểm của Thủ tục chứng thực di chúc
Thủ tục chứng thực di chúc là bước đầu tiên được thực hiện trong việc quản lí tài sản của một người đã mất và phân phối tài sản cho những người thụ hưởng.
Khi một chủ sở hữu tài sản mất, di sản được chia cho những người thụ hưởng được liệt kê trong di chúc.
Trong một số trường hợp, người lập di chúc hoặc người mất không để lại di chúc trong đó có hướng dẫn về cách phân phối tài sản sau khi mất.
Cho dù có hướng dẫn hay không, di sản của người quá cố có thể được xử lí thông qua thủ tục chứng thực di chúc.
Quá trình thực hiện Thủ tục chứng thực di chúc
Thủ tục chứng thực di chúc do tòa án giám sát, trong đó tính xác thực của di chúc được chứng minh là hợp lệ và được chấp nhận là di chúc cuối cùng thực sự của người mất.
Khi người lập di chúc qua đời, người giám hộ di chúc phải mang di chúc đến tòa án hoặc người thi hành có tên trong di chúc trong vòng 30 ngày kể từ ngày người lập di chúc mất.
Tòa án chính thức bổ nhiệm người thi hành có tên trong di chúc và trao cho người thi hành quyền lực pháp lí để hành động thay cho người mất.
Thủ tục chứng thực di chúc trong trường hợp không có di chúc
Trong trường hợp thủ tục chứng thực di chúc không có di chúc, người thực hiện di chúc được giao nhiệm vụ xác định những người thừa kế hợp pháp của người mất, bao gồm cả vợ hoặc chồng, con cái và cha mẹ còn sống.
Tòa án sẽ đánh giá những tài sản nào cần được phân phối và cách phần phối giữa những người thừa kế hợp pháp.
Thủ tục chứng thực di chúc có thực sự cần thiết?
Quá trình thực hiện thủ tục chứng thực di chúc có thể mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Di sản càng phức tạp hoặc bị tranh chấp thì càng mất nhiều thời gian để giải quyết và phân phối di sản.
Thời gian càng dài, chi phí càng cao. Chứng minh di sản không có di chúc thường tốn kém hơn so với việc chứng minh di sản có di chúc hợp lệ. Tuy nhiên, thời gian và chi phí cần thiết của mỗi loại vẫn còn cao.
Ngoài ra, tòa án thực hiện chứng thực di chúc được ghi lại công khai, nên sẽ tránh các cuộc dàn xếp riêng tư.
Một số tài sản có thể bỏ qua thủ tục chứng thực di chúc và chuyển liền những tài sản này cho người thụ hưởng: các chương trình hưu trí, tiền bảo hiểm nhân thọ, kế hoạch nghỉ hưu, tài khoản tiết kiệm y tế và tài khoản hưu trí cá nhân (IRA).
Tương tự, các tài sản sở hữu chung và tài sản ủy thác có khả năng không cần chứng thực.
Do các chi phí liên quan đến tòa án trong qui trình chứng thực và các luật sư liên quan có thể thu phí từ di sản của người mất nên nhiều người cố gắng giảm thiểu chi phí liên quan đến qui trình chứng thực này.
(Theo Investopedia)