Thâm hụt tài khóa (Fiscal Deficit) là gì? Nội dung và liên hệ
Mục Lục
Thâm hụt tài khóa (Fiscal Deficit)
Thâm hụt tài khóa trong tiếng Anh là Fiscal Deficit. Thâm hụt tài khóa là sự thiếu hụt thu nhập của Chính phủ so với chi tiêu của Chính phủ đó. Chính phủ có thâm hụt tài khóa xảy ra khi chi tiêu vượt quá thu nhập.
Nội dung
- Thâm hụt tài khóa được tính bằng tỉ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoặc đơn giản là tổng số đô la chi tiêu vượt quá thu nhập. Trong cả hai trường hợp, con số thu nhập chỉ bao gồm thuế và các khoản thu khác và không bao gồm tiền đã vay để bù đắp sự thiếu hụt.
- Thâm hụt tài khóa khác với nợ tài chính. Nợ tài chính có thể hiểu là tổng số nợ tích lũy qua nhiều năm chi tiêu thâm hụt.
- Thâm hụt tài khóa không được coi là một sự kiện tiêu cực. Ví dụ, nhà kinh tế học có ảnh hưởng John Maynard Keynes lập luận rằng chi tiêu thâm hụt và các khoản nợ phát sinh để duy trì chi tiêu có thể giúp các quốc gia thoát khỏi suy thoái kinh tế.
- Những người theo tư tưởng bảo thủ tài khóa thường lập luận chống lại thâm hụt và ủng hộ chính sách ngân sách cân bằng. Ngân sách cân bằng là một tình huống trong lập kế hoạch tài chính hoặc qui trình lập ngân sách trong đó tổng doanh thu bằng hoặc lớn hơn tổng chi phí.
- Tại Hoa Kỳ, thâm hụt tài khóa đã xảy ra thường xuyên kể từ khi quốc gia tuyên bố độc lập. Alexander Hamilton - Bộ trưởng Tài chính đầu tiên đã đề xuất phát hành trái phiếu để trả các khoản nợ mà các quốc gia phải gánh chịu trong Chiến tranh Cách mạng của Hoa Kỳ.
Liên hệ thực tiễn
Năm 2009, Tổng thống Barack Obama đã tăng thâm hụt tài khóa lên hơn một nghìn tỉ đô la để tài trợ cho các chương trình kích thích của Chính phủ được thiết kế để chống lại cuộc Đại suy thoái. Đó là một con số đô la kỉ lục nhưng thực tế chỉ chiếm 9,7% GDP, vượt xa con số được ghi nhận vào những năm 1940.
Năm 2019, Chính phủ của Tổng thống Donald Trump ước tính rằng thâm hụt tài khóa có thể sẽ vượt quá một nghìn tỉ đô la cho cả năm tài khóa do sự kết hợp giữa cắt giảm thuế và tăng chi tiêu.
(Tài liệu tham khảo: Fiscal Deficit, Investopedia)