1. Kinh tế học

Nghề phi nông nghiệp (Non-agricultural occupations) trong khu vực nông thôn là gì?

Mục Lục

Nghề phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn

Khái niêm

Nghề phi nông nghiệp trong tiếng Anh được gọi là Non-agricultural occupations.

Nghề phi nông nghiệp là các hoạt động sản xuất, dịch vụ của cư dân nông thôn thực hiện trong thời gian nông nhàn. Các nghề phi nông nghiệp thường không hoặc ít gắn với hoạt động chính yếu của họ là sản xuất nông nghiệp. 

Nghề phi nông nghiệp có thể là những nghề thủ công như đan lát, sản xuất đồ gỗ, thêu ren, cơ khí nhỏ, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống trong cộng đồng cư dân. Trong những vùng thuần nông thì khái niệm nghề phi nông nghiệp được phân biệt rõ ràng.

Vai trò của nghề phi nông nghiệp

Đối với bất kì đất nước nào trên Thế giới thì các nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, nhất là các làng nghề thủ công luôn đóng một vai trò cực kì quan trọng trong tiến trình phát triển của mình. 

Vai trò đó còn được thể hiện rõ nét hơn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới của Việt Nam hiện nay - Một quá trình khiến cho diện tích canh tác nông nghiệp giảm đi, cơ sở hạ tầng và cơ cấu lao động nông nghiệp bị thay đổi và tỉ lệ nông dân thất nghiệp đang có chiều hướng tăng lên.

- Ngành nghề nông thôn, các nghề phi nông nghiệp góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho cư dân nông thôn, giảm thời gian nông nhàn của nông dân.

Việc tổ chức các hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn, tổ chức được nhiều nghề phi nông nghiệp và làng nghề trong khu vực nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm tại chỗ là một trong những giải pháp quan trọng và khả thi nhất để tạo thêm nhiều việc làm cho cư dân nông thôn, giảm thời gian nông nhàn của nông dân.

- Tăng thu nhập và cải thiện đời sống của cư dân nông thôn

Cùng với việc tạo ra nhiều việc làm thì ngành nghề nông thôn cũng đã làm tăng thu nhập và cải tiến đáng kể đời sống cư dân nông thôn. 

Thực tế cho thấy, trong các làng nghề đều không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo thường nhỏ hơn tỉ lệ chung cả nước và tỉ lệ hộ giàu đang ngày càng tăng. 

Có thể nói: nhờ tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, ngành nghề nông thôn có thể được coi là động lực trong xây dựng nông thôn thôn mới và là động lực làm dịch chuyển cơ cấu xã hộ theo hướng tăng hộ giầu, giảm hộ nghèo và tăng thêm phúc lợi cho người dân.

- Có thể khai thác được nguồn lực nhàn dỗi và nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương

Ngành nghề nông thôn đã huy động được nguồn lao động nông nghiệp trong thời gian nông nhàn, lao động ngoài độ tuổi vào những hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị cho xã hội. 

Tuy nhiên điều đáng nói là hầu như các hoạt động nghành nghề nông thôn, các làng nghề đều tận dụng các nguyên vật liệu tại chỗ để sản xuất bởi lẽ các hoạt động này đều xuất phát từ nhu cầu của thực tế sản xuất.

Nhằm tận dụng nguồn nguyên, vật liệu sẵn có làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của cư dân trong vùng, trước khi nó vươn ra thành những sản phẩm hàng hoá. 

Nhiều nghề phi nông nghiệp còn tận dụng được những nguyên liệu như như bỏ đi để sản xuất ra những sản phẩm hữu ích, có giá trị và giá trị xuất khẩu cao.

- Bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch

Sự phát triển của vùng nông thôn nói riêng và của xã hội nói chung trước đây luôn song hành với sự phát triển của làng nghề. Các sản phẩm của làng nghề nhất là các làng nghề truyền thống không chỉ có giá trị sử dụng, giá trị thương  mại mà còn có giá trị văn hoá rất cao. 

Những sản phẩm của làng nghề, nhất là những sản phẩm thủ công mĩ nghệ, thủ công truyền thống đã tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt của từng vùng, miền trong phạm vi đất nước. 

Các sản phẩm là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình hội nhập nhưng không hoà tan của mỗi vùng quê. Từ những làng nghề nhất là nghề truyền thống, nhiều loại hình du lịch mới như du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, du lịch tại gia, du lịch khám phá văn hoá…

- Tăng giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu

Ngành nghề nông thôn, nhất là trong thời gian gần đây khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia "xây dựng nông thôn mới" và Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" đã có những đóng góp đáng kể trong tổng giá trị sản xuất cũng như kim ngạch xuất khẩu của mỗi địa phương. 

Các mặt hàng gốm sứ và mây tre đan, sản phẩm từ cói, lục binh là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

(Tài liệu tham khảo: Cổng thông tin Điện tử Tỉnh Hà Nam. Khuyến nông Hà Nam)

Thuật ngữ khác