Giả thuyết thị trường thích ứng (Adaptive Market Hypothesis) là gì?
Mục Lục
Giả thuyết thị trường thích ứng
Giả thuyết thị trường thích ứng trong tiếng Anh là Adaptive Market Hypothesis, viết tắt là AMH.
Giả thuyết thị trường thích ứng là một lí thuyết kinh tế kết hợp các nguyên tắc của giả thuyết thị trường hiệu quả nổi tiếng với tài chính hành vi. Giả thuyết này được công bố vào năm 2004 bởi giáo sư Andrew Lo của Viện Công nghệ Massachusetts.
Giả thuyết thị trường thích ứng cố gắng kết hợp lí thuyết thị trường hiệu quả rằng các nhà đầu tư luôn lí trí, với lập luận của các nhà kinh tế học hành vi rằng các nhà đầu tư thực sự không lí trí và thị trường không hoạt động hiệu quả.
Trong nhiều năm, lí thuyết thị trường hiệu quả giữ thế thống trị. Nó nói rằng không thể đánh bại thị trường bởi vì các công ty luôn giao dịch với giá trị hợp lí, khiến không ai có thể mua cổ phiếu bị định giá thấp hoặc bán chúng với giá quá cao.
Tài chính hành vi xuất hiện sau đó đã thách thức lí thuyết này, chỉ ra rằng các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng hành động lí trí và cổ phiếu không phải lúc nào cũng giao dịch với giá trị hợp lí của chúng trong bong bóng tài chính, thị trường sụp đổ và khủng hoảng.
Các nhà kinh tế trong lĩnh vực này cố gắng giải thích sự bất thường của thị trường chứng khoán thông qua các lí thuyết dựa trên tâm lí học.
Giả thuyết thị trường thích ứng coi cả hai quan điểm mâu thuẫn này là một phương tiện để giải thích các nhà đầu tư và hành vi thị trường, cho rằng sự hợp lí và bất hợp lí cùng tồn tại, áp dụng các nguyên tắc tiến hóa và hành vi vào các tương tác tài chính.
Cách hoạt động của giả thuyết thị trường thích ứng
Lo, người đều xuất giả thuyết trên, tin rằng mọi người chủ yếu là lí trí, nhưng đôi khi có thể nhanh chóng trở nên phi lí trí để đáp ứng với biến động lớn của thị trường, mở ra cơ hội mua vào chứng khoán.
Ông cho rằng các hành vi của nhà đầu tư như ác cảm mất mát, quá tự tin và phản ứng thái quá phù hợp với các mô hình tiến hóa của hành vi con người, bao gồm các hành động như cạnh tranh, thích ứng và chọn lọc tự nhiên.
Ngoài ra, mọi người thường học hỏi từ những sai lầm của họ và đưa ra dự đoán về tương lai dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ. Lí thuyết của Lo nói rằng con người đưa ra dự đoán tốt nhất dựa trên thử nghiệm và sai sót.
Điều đó có nghĩa là nếu chiến lược của một nhà đầu tư thất bại, anh ta có thể sẽ có một cách tiếp cận khác vào lần tới. Nếu chiến lược thành công, nhà đầu tư có thể sẽ tiếp tục sử dụng chúng.
Giả thuyết thị trường thích ứng dựa trên các nguyên lí cơ bản sau:
1. Mọi người được thúc đẩy bởi lợi ích riêng của bản thân
2. Họ mắc phải những sai lầm một cách tự nhiên
3. Họ thích nghi và học hỏi từ sai lầm
Ví dụ về giả thuyết thị trường thích ứng
Một nhà đầu tư mua chứng khoán lúc bong bóng trong thị trường tài chính lên tới đỉnh vì anh ta mới đầu phát triển kĩ năng quản lí danh mục đầu tư trong một thị trường giá lên.
Lo mô tả đây là "hành vi thích ứng kém", lập luận rằng những lí do để làm điều này có thể có vẻ hấp dẫn, ngay cả khi đó không phải là chiến lược tốt nhất có thể thực hiện trong môi trường đầu tư đó.
(Theo investopedia)