Ngày thứ Ba đen tối (Black Tuesday) là gì? Sự ảnh hưởng của Ngày thứ Ba đen tối tới nền kinh tế
Mục Lục
Ngày thứ Ba đen tối (Black Tuesday)
Ngày thứ Ba đen tối trong tiếng Anh là Black Tuesday.
Ngày thứ Ba đen tối là ngày 29 tháng 10 năm 1929, được đánh dấu bằng sự sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) đặc biệt đạt được khối lượng giao dịch rất cao. DJIA đã giảm 12%, một trong những mức giảm lớn nhất trên một ngày trong lịch sử thị trường chứng khoán.
Hơn 16 triệu cổ phiếu đã được giao dịch trong đợt bán tháo ồ ạt, điều này đã chấm dứt một cách hiệu quả Thời đại Vàng của những năm 20 và đưa nền kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc Đại khủng hoảng.
Ngày thứ Ba đen tối báo hiệu sự kết thúc của giai đoạn mở rộng kinh tế sau Thế chiến lần thứ I và bắt đầu cuộc Đại suy thoái, kéo dài cho đến khi bắt đầu Thế chiến lần thứ II.
Sự ảnh hưởng của Ngày thứ Ba đen tối tới nền kinh tế
Hoa Kỳ nổi lên từ Thế chiến I với tư cách là một cường quốc kinh tế, nhưng trọng tâm của đất nước là phát triển ngành công nghiệp riêng chứ không phải hợp tác quốc tế. Thuế quan cao được áp dụng cho nhiều sản phẩm nhập khẩu để bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ như ô tô và thép.
Giá nông sản giảm đi khi sản xuất ở châu Âu quay trở lại sau thời kì ngừng hoạt động do chiến tranh, và thuế quan được áp đặt để cố gắng bảo vệ người nông dân Mỹ. Tuy nhiên, thu nhập của họ và giá trị trang trại của họ giảm, và cuộc di cư đến các thành phố công nghiệp tăng lên.
Những năm bùng nổ của "Thời đại Vàng" những năm 20 được thúc đẩy bởi sự lạc quan rằng thế giới đã chiến đấu với chiến tranh để kết thúc tất cả các cuộc chiến, và thời kì tốt đẹp đã đến sau đó.
Từ năm 1921 đến trước cuộc suy thoái năm 1929, giá cổ phiếu đã tăng gần 10 lần đối với những cá nhân bình thường mua cổ phiếu, thường là lần đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi việc cho vay từ các nhà môi giới, đôi khi đạt tới hai phần ba giá cổ phiếu, với cổ phiếu được mua là tài sản thế chấp. Tính bất bình đẳng trong thu nhập cũng tăng lên. Người ta ước tính rằng 1% nhóm dân số đứng đầu của Mỹ nắm giữ 19.6% tài sản của đất nước.
Đến giữa năm 1929, nền kinh tế Hoa Kỳ có dấu hiệu chậm lại dẫn đến sự sụt giảm trong việc mua nhà và xe hơi khi người tiêu dùng bị gánh nặng nợ nần. Sản xuất thép suy yếu. Đồng thời, tin tức từ châu Âu cho hay một vụ mùa thu hoạch tốt đã đẩy giá hàng hóa xuống thấp hơn và làm rung chuyển thị trường.
Đáp lại, chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua lập trường bảo hộ và thông qua đạo luật thuế quan Smoot-Hawley, làm tăng mức thuế trung bình đối với hàng nông sản lên 20%.
Thị trường chạm tới mức thấp của thế kỷ 20 là 41.22 vào ngày 8 tháng 7 năm 1932, giảm 89% so với mức cao của nó là 381.17 vào ngày 3 tháng 9 năm 1929. Trong thời gian này, thất nghiệp đã tăng lên hai con số vì các xí nghiệp sa thải công nhân mà họ đã thuê trong những năm phồn thịnh.
Chỉ sau khi Tổng thống Franklin Delano Roosevelt được bầu chọn, nền kinh tế có dấu hiệu chuyển hướng tốt hơn. Trong số những thành tựu của ông là ngăn chặn thuế quan Smoot-Hawley và thiết lập Đạo luật Hiệp định Thương mại đối ứng vào năm 1934. Tuy nhiên, mức cao mới không đạt được cho đến ngày 23 tháng 11 năm 1954.
(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)