Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow (Solow economic growth model) là gì?
Mục Lục
Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow (Solow economic growth model)
Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow trong tiếng Anh là Solow economic growth model. Mô hình tăng trưởng kinh tế Solow là mô hình lí thuyết tập trung vào vai trò của những thay đổi về công nghệ đối với quá trình tăng trưởng kinh tế.
Thuật ngữ liên quan
Qui luật hiệu suất giảm dần (Law of Diminishing Returns) phản ánh mối quan hệ giữa lượng hàng hóa đầu ra và lượng đầu vào góp phần tạo ra nó.
Qui luật hiệu suất giảm dần phát biểu rằng: Nếu các yếu tố đầu vào khác được giữ nguyên thì việc gia tăng liên tiếp một loại đầu vào biến đổi duy nhất với một số lượng bằng nhau sẽ cho ta những lượng đầu ra tăng thêm có xu hướng ngày càng giảm dần.
Nội dung mô hình tăng trưởng kinh tế Solow
- Trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Harrod và mô hình tăng trưởng kinh tế của Dornar, hai ông đã giả định một tỉ lệ sản lượng/tư bản không đổi, cho nên có mối quan hệ tuyến tính giữa sự gia tăng trong khối lượng tư bản (thông qua đầu tư) và sự gia tăng sản lượng do có sự gia tăng tư bản đó.
- Chẳng hạn, tỉ lệ sản lượng/tư bản sẽ là 1/3 và tỉ lệ này được giả định là có thể áp dụng cho các khoản bổ sung tiếp theo vào khối lượng tư bản (tức tỉ lệ sản lượng/tư bản không thay đổi, luôn luôn bằng 1/3).
- Ngược lại, mô hình Solow sử dụng một hàm sản xuất trong đó sản lượng là một hàm của tư bản và lao động, với điều kiện tư bản có thể thay thế cho lao động với mức độ hoàn hảo thay đổi có lợi suất giảm dần. Bởi vậy, nếu tư bản tăng so với lao động thì mức gia tăng sản lượng ngày càng trở nên nhỏ hơn.
- Theo giả định như vậy về tỉ lệ sản lượng/tư bản thay đổi, thì khi khối lượng tư bản của một nước tăng lên, qui luật lợi suất giảm dần sẽ phát huy tác dụng và tạo ra mức tăng ngày càng nhỏ của sản lượng.
Vì thế tăng trưởng kinh tế không những đòi hỏi phải đầu tư để mở rộng khối lượng tư bản, mà còn phải đầu tư chiều sâu, làm tăng chất lượng của khối lượng tư bản.
- Đặc biệt, tiến bộ công nghệ (kĩ thuật, qui trình, phương pháp sản xuất mới và sản phẩm mới) đóng một vai trò quan trọng trong việc đối phó với qui luật lợi suất giảm dần của tư bản khi khối lượng tư bản tăng lên.
(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)