Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki (Downside Tasuki Gap) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki
Khái niệm
Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki trong tiếng Anh là Downside Tasuki Gap hay Bearish Tasuki Gap.
Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki là một mô hình tiếp tục, thường được sử dụng để báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng giảm giá hiện hành.
Đặc điểm Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki
Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki hình thành khi một 3 nến liên tục thể hiện các đặc điểm sau:
1. Thanh nến đầu là một nến đỏ xuất hiện trong một xu hướng giảm giá đã xác định.
2. Thanh nến thứ hai là một nến đỏ khác có khoảng cách giảm giá xuống bên dưới giá đóng cửa của thanh trước đó.
3. Thanh nến cuối cùng là một nến trắng đóng cửa trong khoảng trống của hai thanh đầu tiên. Lưu ý là nến trắng thứ ba không nhất thiết phải đóng hoàn toàn khoảng trống giá giảm giá của hai nến trước.
Hai nến trắng đầu của mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki thể hiện cho giai đoạn hợp nhất giá nhẹ trước khi những các áp lực giảm giá tiếp tục làm giá giảm thấp hơn.
Cách phát hiện Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki
Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki là một mô hình tiếp tục ba nến. Để nhận biết mô hình này trên biểu đồ giá, hãy ghi nhớ các tiêu chí sau:
- Đầu tiên, thị trường phải có một xu hướng giảm rõ ràng, và nó phải kết thúc bằng một cây nến đỏ (hoặc đen).
- Thứ hai, xu hướng giảm đó phải có khoảng trống giảm giá xuống một cây nến đỏ/đen có thân lớn.
- Thứ ba, theo sau đó phải là một nến xanh (hoặc trắng).
- Thứ tư, nến xanh/trắng phải có giá mở cửa bên trong thân nến đỏ và có giá đóng cửa bên trên nó, đồng thời không thu hẹp hoàn toàn khoảng trống giữa hai nến đầu tiên.
Trong ba cây nến hình thành nên mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki, hai nến đầu tiên phải là nến đỏ/đen và thứ ba phải là nến xanh/trắng. Nến thứ hai và thứ ba cũng nên có cùng qui mô hay độ lớn.
Một số lưu ý
Mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki thể hiện sức mạnh của xu hướng giảm giá, hay có cho thấy các áp lực bán đang nắm quyền kiểm soát và thể hiện sức mạnh của mình lên giá cổ phiếu.
Sức mạnh giảm giá đi này sau đó được khuếch đại lên, thể hiện qua việc giá được đẩy xuống thấp hơn và một cây nến đỏ mới hình thành (khoảng trống giảm giá).
Tuy nhiên, xuất hiện một sự tạm dừng của xu hướng giảm giá khi các áp lực bán đang cố gắng đẩy giá lên.
Tuy nhiên nỗ lực này không thể thu hẹp được hoàn toàn khoảng trống giảm giá trước đó. Vì vậy, nhà đầu tư có thể dự đoán rằng các áp lực bán sẽ sớm lấy lại quyền kiểm soát và xu hướng giảm giá sẽ tiếp tục.
Ngược lại với mô hình khoảng trống giảm giá Tasuki là mô hình khoảng trống tăng giá Tasuki.
(Theo Investopedia)