Thời gian dự trữ khả dụng (Availability Float) là gì? Thời gian dự trữ khả dụng và Tiền gửi
Mục Lục
Thời gian dự trữ khả dụng
Khái niệm
Thời gian dự trữ khả dụng trong tiếng Anh là Availability Float.
Thời gian dự trữ khả dụng là khoảng thời gian giữa lức tiền được gửi vào ngân hàng và khi tiền có sẵn trong tài khoản ngân hàng, đặc biệt liên quan đến các séc tiền gửi.
Thời gian dự trữ khả dụng tồn tại bởi vì các ngân hàng phải xử lí các séc tiền gửi thực tế, trước khi phát hành tiền vào tài khoản theo yêu cầu của người gửi tiền.
Hay có nghĩa là người gửi tiền phải đợi một khoảng thời gian trước khi tiền xuất hiện trong tài khoản ngân hàng mà họ gửi vào, được gọi là thời gian dự trữ khả dụng.
Sự khác biệt giữa thời gian dự trữ khả dụng và thời gian dự trữ thanh toán (payment float) được gọi là thời gian dự trữ ròng (net float).
Đặc điểm Thời gian dự trữ khả dụng
Thời gian dự trữ khả dụng cho séc tiền gửi phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Một số trong số đó là thời gian chậm trễ trong việc gửi séc, thời gian chậm trễ trong việc xử lí thủ công séc của các nhân viên ngân hàng, các thời gian nghỉ làm việc như cuối tuần và ngày lễ, v.v.
Theo thời gian, công nghệ ngân hàng càng phát triển với các giao dịch điện tử, khoảng thời gian dự trữ khả dụng cho séc cũng đã giảm đi rất nhiều.
Các loại séc thay thế được quét bằng các thiết bị điện tử đang bắt đầu thay thế các qui trình kiểm tra séc truyền thống.
Thời gian dự trữ khả dụng và Tiền gửi ngân hàng
Thời gian dự trữ khả dụng là một thành phần quan trọng của tất cả các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Cả khách hàng cá nhân và tổ chức, đều có thể thực hiện chức năng gửi tiền vào một ngân hàng nào đó.
Tiền kí gửi có thể được rút, chuyển sang tài khoản khác và được sử dụng để thanh toán giao dịch mua bán bất cứ lúc nào.
Thông thường, các ngân hàng sẽ yêu cầu một khoản tiền gửi tối thiểu để có thể mở một tài khoản ngân hàng mới. Việc này là do có các chi phí liên quan đến việc mở và duy trì tài khoản.
Thời gian dự trữ khả dụng và Thanh toán điện tử
Các công ty có thể giảm thời gian dự trữ khả dụng bằng cách chuyển sang hệ thống thanh toán điện tử, do nó giảm sự phụ thuộc vào tốc độ xử lí của ngân hàng khi gửi séc tiền gửi tại các chi nhánh.
Một ví dụ về tiền điện tử là tiền gửi trực tiếp. Tiền gửi trực tiếp loại bỏ các nguy cơ làm mất séc, việc phải đi đến chi nhánh của ngân hàng để gửi tiền, vì vậy làm giảm rủi ro mất séc khi trên đường đi.
Ví dụ về Thời gian dự trữ khả dụng
Một công ty in ấn gửi 50.000$ vào ngân hàng và được một khách hàng trả một khoản nợ trị giá 10.000$.
Công ty in ấn sẽ gửi tờ séc tiền gửi (hay khoản tiền) 10.000$ này vào tài khoản ngân hàng của mình để giá trị tài khoản lên 60.000$.
Tuy nhiên, cho đến khi việc gửi tiền hoàn tất, tài khoản ngân hàng của công ty in vẫn sẽ hiển thị số tiền có sẵn 50.000$, còn10.000$ là số tiền đang trong thời gian dự trữ khả dụng.
(Theo Investopedia)