Lợi thế thương mại (Goodwill) là gì? Hạn chế của lợi thế thương mại
Mục Lục
Lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại trong tếng Anh là Goodwill.
Lợi thế thương mại là một tài sản vô hình liên quan đến việc mua một công ty của một công ty khác. Cụ thể, lợi thế thương mại được ghi nhận trong tình huống giá mua cao hơn tổng giá trị hợp lí có thể xác định của tất cả các tài sản hữu hình và vô hình của công ty bị mua lại và các khoản nợ phát sinh trong thương vụ mua lại.
Giá trị của một thương hiệu công ty, cơ sở khách hàng vững chắc, mối quan hệ khách hàng tốt, quan hệ nhân viên tốt và mọi bằng sáng chế hoặc công nghệ độc quyền đại diện cho một số ví dụ về lợi thế thương mại.
Công thức
Trong đó:
P: là giá mua của công ty mục tiêu
A: là giá trị thị trường hợp lí của tài sản
L: là giá trị thị trường hợp lí của các khoản nợ
Giá trị của lợi thế thương mại thường phát sinh trong một vụ mua lại khi bên thâu tóm mua một công ty mục tiêu. Chênh lệch giữa số tiền mà bên mua trả cho giá trị sổ sách của công ty mục tiêu thường chính là giá trị của lợi thế thương mại.
Lợi thế thương mại có thể có giá trị dương hoặc âm. Nếu giá trị thương mại âm thì đó có thể là giá trị của các bản quyền, công nghệ độc quyền,... như các ví dụ trên. Lợi thế thương mại âm nghĩa là bên mua đã mua được công ty mục tiêu với giá hời.
Lợi thế thương mại được ghi nhận là một tài sản vô hình trên bảng cân đối kế toán của công ty mua lại theo tài khoản tài sản dài hạn do nó không phải là tài sản vật chất như các tòa nhà hoặc thiết bị.
Hạn chế của lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại rất khó định giá và lợi thế thương mại âm có thể xảy ra khi bên mua thâu tóm một công ty với giá thấp hơn giá trị thị trường hợp lí của nó. Điều này thường xảy ra khi công ty mục tiêu không thể hoặc sẽ không thương lượng mức giá hợp lí cho việc mua lại.
Do giá trị của các thành phần trong lợi thế thương mại mang tính chất chủ quan, nên có thể xảy ra rủi ro lớn là một công ty có thể định giá quá cao lợi thế thương mại trong vụ mua bán. Điều này có thể trở thành tin xấu cho các cổ đông do có khả năng lớn là các công ty sẽ buộc phải xoá sổ hoặc ghi giảm giá trị của lợi thế thương mại sau này.
Một rủi ro khác có thể xảy ra khi công ty phải đối mặt với khả năng thanh toán, dù trước đó nó là một công ty thành công. Khi gặp phải tình trạng này, các nhà đầu tư cho công ty sẽ giảm trừ lợi thế thương mại khi tính toán vốn cổ phần còn lại của công ty. Lí do cho hành động này là khi một công ty mất khả năng thanh toán thì lợi thế thương mại mà nó sở hữu không hề có giá trị bán lại.
(Theo: investopedia.com)