Doanh số bán lẻ (Retail Sales) là gì? Đặc điểm, báo cáo doanh số bán lẻ
Mục Lục
Doanh số bán lẻ
Doanh số bán lẻ trong tiếng Anh là Retail Sales.
Doanh số bán lẻ theo dõi nhu cầu của người tiêu dùng đối với thành phẩm bằng cách đo lường việc mua hàng hóa tiêu dùng lâu bền và không lâu bền trong một khoảng thời gian xác định.
Đặc điểm của Doanh số bán lẻ
Doanh số bán lẻ là một chỉ số hàng hóa về nhịp đập của nền kinh tế và con đường dự kiến hướng tới mở rộng hay thu hẹp nền kinh tế.
Doanh số bán lẻ được tất cả các cửa hàng dịch vụ thực phẩm và bán lẻ báo cáo và việc đo lường thường dựa trên việc lấy mẫu dữ liệu và được sử dụng thành mô hình mẫu mở rộng ra cho cả nước.
Là một chỉ số kinh tế vĩ mô hàng đầu, doanh số bán lẻ khỏe mạnh làm hình dung ra những chuyển động tích cực trong thị trường chứng khoán.
Doanh số bán lẻ cao là tin tốt cho các cổ đông của các công ty bán lẻ vì công ty sẽ có thu nhập cao hơn. Mặt khác, các trái chủ nắm giữ trái phiếu lại không thích số liệu này.
Nền kinh tế đang bùng nổ tốt cho các khía cạnh, nhưng doanh số bán lẻ thấp và nền kinh tế bị co cụm lại sẽ làm giảm tỉ lệ lạm phát, và các nhà đầu tư sẽ đổ xô vào trái phiếu dẫn đến giá trái phiếu cao hơn.
Doanh số bán lẻ nắm bắt doanh số tại cửa hàng, cũng như danh mục và doanh số bán hàng ngoài cửa hàng của các hàng hóa lâu bền (kéo dài hơn 03 năm) và hàng hóa không lâu bền (những sản phẩm có tuổi thọ ngắn).
Các danh mục trong Doanh số bán lẻ của Việt Nam bao gồm:
- Bán lẻ trang sức
- Bán lẻ điện máy
- Bán lẻ di động
- Bán lẻ bách hóa
- Bán lẻ dược
- Bán lẻ đồng hồ
- Bán lẻ khác
Là một chỉ số kinh tế rộng, báo cáo doanh số bán lẻ là một trong những báo cáo mang tính kịp thời nhất vì nó cung cấp dữ liệu trong vòng vài tuần.
Các công ty bán lẻ tư nhân thường cung cấp số liệu bán hàng của riêng họ vào cùng một thời điểm mỗi tháng và cổ phiếu của họ có thể gặp biến động khi các nhà đầu tư xử lí dữ liệu.
Những thay đổi lớn về giá có thể ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ. Những biến động về giá này được nhìn thấy chủ yếu ở hai loại bán lẻ chính - nhà bán lẻ thực phẩm và trạm xăng.
Giá lương thực và năng lượng tăng mạnh có thể khiến số liệu bán hàng giảm ở cả hai loại, do đó ảnh hưởng đến doanh số của một tháng cụ thể.
Báo cáo Doanh số bán lẻ
Có được một thước đo chính xác doanh số bán lẻ là rất quan trọng để đo lường sức khỏe của nền kinh tế do chi tiêu của người tiêu dùng chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Dữ liệu cho báo cáo doanh số bản lẻ được cung cấp bởi bởi Tổng cục thống kê Việt Nam.
Doanh số bán lẻ bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ. Quý IV, các tháng trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 12, thường có mức doanh số cao nhất, một phần là do mùa mua sắm cuối năm. Các lĩnh vực bán lẻ theo mùa nhất bao gồm điện tử, đồ thể thao, bán lẻ trực tuyến và quần áo.
(Theo Investopedia và Cafef)