1. Quản trị kinh doanh

Giám đốc công nghệ (Chief Technology Officer - CTO) là ai?

Mục Lục

Giám đốc công nghệ

Giám đốc công nghệ trong tiếng Anh gọi là: Chief Technology Officer - CTO.

Giám đốc công nghệ (CTO) là người điều hành phụ trách các nhu cầu thuộc về công nghệ của công ty, tổ chức cũng như phụ trách khâu nghiên cứu và phát triển (R & D) của công ty, tổ chức. 

Giám đốc công nghệ còn được gọi là giám đốc kĩ thuật, cá nhân này theo dõi các nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của một tổ chức và sử dụng vốn để đầu tư để giúp tổ chức đạt được mục tiêu. CTO thường báo cáo trực tiếp lên giám đốc điều hành (CEO) của công ty.

Hiểu vai trò của Giám đốc Công nghệ

Một giám đốc thông tin (Chief Information Officer - CIO) trước đây thường phải thực hiện cả hai vai trò là giám đốc thông tin CIO và giám đốc công nghệ (CTO). 

Tuy nhiên, khi công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ngày càng có nhiều nhu cầu cần tách công việc CIO thành hai vai trò để đảm bảo sự thành công của công ty. CTO có vai trò hoạch định chiến lược, trong khi CIO có vai trò tập trung vào công nghệ.

Giám đốc công nghệ là vị trí điều hành công nghệ cao nhất trong một công ty và lãnh đạo bộ phận công nghệ hoặc kĩ thuật. 

Giám đốc công nghệ phát triển các chính sách và qui trình và sử dụng công nghệ để nâng cao các sản phẩm và dịch vụ tập trung vào khách hàng bên ngoài. CTO cũng phát triển các chiến lược để tăng doanh thu và thực hiện phân tích lợi ích chi phí và phân tích tỉ suất hoàn vốn.

Các công ty lớn có ngân sách lớn có CTO, CIO hoặc cả hai. Nhiều công ty lớn cần cả CTO và CIO, trong khi các công ty nhỏ hơn có thể chỉ có một trong hai vị trí. Sự lựa chọn phụ thuộc vào tầm nhìn và ngân sách của công ty.

Lịch sử của Giám đốc Công nghệ

Chức danh CTO đã được sử dụng trong hơn 10 năm, nhưng vẫn có sự nhầm lẫn về vai trò và sự khác biệt của CTO với CIO. Chức danh đã phổ biến với các công ty dot-com trong những năm 1990 và sau đó mở rộng sang các bộ phận công nghệ thông tin. 

Vai trò CTO trở nên phổ biến khi ngành công nghệ thông tin phát triển, nhưng nó cũng được sử dụng trong các ngành khác như thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe, viễn thông và chính phủ.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Thuật ngữ khác