1. Tài chính - Ngân hàng

Chiết khấu tập đoàn (Conglomerate Discount) là gì? Ví dụ

Mục Lục

Chiết khấu tập đoàn

Khái niệm

Chiết khấu tập đoàn đa ngành hay chiết khấu tập đoàn trong tiếng Anh là Conglomerate Discount.

Chiết khấu tập đoàn bắt nguồn từ việc định giá tổng số bộ phận mà nó thúc đẩy quyết định loại bỏ hoặc thoái vốn khỏi công ty con của nhiều tập đoàn. Nó được tính bằng cách thêm ước tính giá trị nội tại của từng công ty con trong tập đoàn, sau đó trừ đi vốn hóa thị trường của cả tập đoàn. 

Giá trị này có xu hướng lớn hơn giá trị của cổ phiếu tập đoàn từ 13% đến 15%. Trong thực tế, các tập đoàn có thể phát triển mở rộng và đa dạng hóa đến một mức khó mà quản lí một cách hiệu quả. Do đó, nhiều tập đoàn thoái vốn hoặc rút tài sản để giảm căng thẳng cho quản lí cấp cao.   

Ban quản lí vẫn đóng vai trò trong quyết định chiết khấu cổ phiếu tập đoàn của một nhà đầu tư. Việc thêm các lớp quản lí để giám sát nhiều công ty con khác nhau giúp giải quyết các vấn đề về hiệu quả, nhưng lại tạo thêm gánh nặng chi phí hoạt động.   

Phần chiết khấu sẽ thay đổi giữa các khu vực. Các tập đoàn lớn ở Mỹ có truyền thống chiết khấu nhiều hơn các nước châu Âu và châu Á. Điều này được cho là do qui mô và ảnh hưởng chính trị của Mỹ lớn hơn các khu vực còn lại. 

Tuy nhiên ở châu Á, các tập đoàn đa ngành hoạt  động trong các ngành công nghiệp khác nhau và có quan hệ chính trị rộng rãi khiến các nhà đầu tư khó chiết khấu hơn.   

Ví dụ về chiết khấu tập đoàn 

Các tập đoàn đa ngành luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. 

Một số tập đoàn đa ngành lâu đời ở Mỹ là Alphabet (GOOGL), General Electric (GE) và Berkshire Hathaway (BRK.A). Trước khi trở thành tập đoàn Alphabet, Google đã bị chỉ trích vì không tiết lộ lãi lỗ từ các khoản đầu tư moonshot (dùng để chỉ những khoản đầu tư vào các ý tưởng kì lạ mà chưa có ai làm) của họ. Sự kiện này đã nhấn mạnh sự thiếu minh bạch trong các tập đoàn đa ngành.   

Một ví dụ khác, cổ phiếu của General Electric đã sụt giảm trong năm năm qua do thiếu khả năng quản lí để công ty tập trung vào các hoạt động cốt lõi cũng như xác định giá trị của mỗi bộ phận. 

Tuy nhiên, tập đoàn Berkshire Hathaway đã không bị xu hướng chiết khấu của thị trường đối với các công ty đa dạng lĩnh vực ảnh hưởng.

Tập đoàn đa ngành

Theo định nghĩa, một tập đoàn đa ngành sở hữu cổ phần kiểm soát trong các công ty nhỏ hơn và hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác.

Nhiều người tin rằng loại hình tổ chức này chịu nhiều gánh nặng về hiệu suất tài chính hơn là mang lại lợi ích. Thực vậy, việc kiểm soát một nhóm các công ty có thể tạo ra doanh thu và lợi nhuận nhìn thì có vẻ rất hấp dẫn, nhưng đi cùng với nó là các vấn đề về quản lí và tính minh bạch.

Mỗi công ty con có một ban lãnh đạo riêng sẽ có các giá trị và tầm nhìn khác so với lợi ích chung của tập đoàn. Các nhà đầu tư thường nghiêng về các công ty có trọng tâm hoạt động hẹp hơn là cá tập đoàn đa ngành này.

(Theo Investopedia)

Thuật ngữ khác