Lạm quyền điều tiết (Regulatory Capture) là gì? Bản chất lạm quyền điều tiết
Mục Lục
Lạm quyền điều tiết
Lạm quyền điều tiết trong tiếng Anh là Regulatory Capture.
Lạm quyền điều tiết là một lí thuyết kinh tế nói về những cơ quan quản lí bị chi phối bởi các ngành công nghiệp hoặc các lợi ích mà họ chịu trách nhiệm điều tiết. Kết quả là một cơ quan chức năng lại hành động theo cách có lợi cho chính ngành công nghiệp mà nó đang điều tiết thay vì lợi ích công cộng.
Bản chất lạm quyền điều tiết
Lạm quyền điều tiết còn được gọi là "lí thuyết kinh tế của sự điều tiết", đã trở nên nổi tiếng vào những năm 1970. George Stigler, một nhà kinh tế học đoạt giải Nobel tại Đại học Chicago, chính là người đầu tiên định nghĩa thuật ngữ này. Stigler ghi chú rằng các công ty trong các ngành công nghiệp được điều tiết có xu hướng sẽ giữ một mối quan hệ thân thiết với các cơ quan chức trách.
Trong khi đó, những người dân lại có ít động lực hơn để làm như vậy. Kết quả là, ví dụ rằng nếu xảy ra sai phạm về môi trường do doanh nghiệp gây ra, người dân sẽ gặp khó khăn trong việc khiếu nại tới các cơ quan quản lí.
Hơn nữa, các ngành công nghiệp được điều tiết dành ngân sách lớn cho các cơ quan quản lí tại địa phương. Ngược lại, những người dân chỉ dành ra được các nguồn lực hạn chế để vận động cho quyền riêng của họ.
Trong nhiều trường hợp, chính những người làm trong cơ quan quản lí trước đó lại từng làm trong các ngành công nghiệp này. Sau khi nghỉ việc tại các cơ quan quản lí, họ sẽ quay trở lại công việc trước đó của mình. Hệ thống này được gọi là cánh cửa quay vòng (revolving door) giữa lợi ích khu vực công và khu vực tư nhân. Trong trường hợp khác, các lãnh đạo trong ngành công nghiệp đánh đổi lời hứa về công việc trong tương lai để được cất nhắc về quyền lực, làm cho các cánh cửa quay vòng trở nên dính líu tới tham nhũng hình sự.
Việc lạm quyền điều tiết có thể không dính líu trực tiếp tới tham nhũng mà thay vào đó, các nhà quản lí chỉ đơn giản bắt đầu suy nghĩ giống như các ngành công nghiệp mà họ điều tiết rằng do những khoản vận động hành lang lớn.
Vào cuối thế kỉ 19, khi cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra một thế hệ giàu có mới, các cơ quan quản lí thương mại của chính phủ công khai ủng hộ các ngành công nghiệp mà họ giám sát. Cho đến tận thế kỉ 20, khái niệm về điều tiết lợi ích công cộng thực sự (true public-interest regulation) và lạm quyền điều tiết mới dần được hình thành..
Chỉ trích xung quanh vấn đề lạm quyền điều tiết
Một số nhà kinh tế đã coi nhẹ đến sự hiện hữu rõ ràng của việc lạm quyền điều tiết. Họ chỉ ra rằng nhiều ngành công nghiệp lớn vận động hành lang các cơ quan quản lí, chẳng hạn như các ngành trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch, đã có lợi nhuận thấp hơn bởi sự điều tiết. Các nhà kinh tế học cho rằng những nỗ lực vận động hành lang đã thất bại trong việc lạm dụng quyền lên các cơ quan quản lí.
(Theo Investopedia)