Kinh tế xã hội (Social Economics) là gì? Ví dụ về nghiên cứu của kinh tế xã hội
Mục Lục
Kinh tế xã hội
Kinh tế xã hội trong tiếng Anh là Social Economics, hoặc còn được gọi là Socioeconomics.
Kinh tế xã hội là một nhánh của kinh tế học tập trung vào mối quan hệ giữa hành vi xã hội và kinh tế. Kinh tế xã hội nghiên cứu cách các chuẩn mực xã hội, đạo đức, tình cảm đại chúng mới xuất hiện và các triết lí xã hội khác ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng và định hình xu hướng mua của công chúng.
Kinh tế xã hội sử dụng lịch sử, các sự kiện hiện tại, chính trị và các ngành khoa học xã hội khác để dự đoán kết quả tiềm năng từ những thay đổi đối với xã hội hoặc nền kinh tế.
Các lí thuyết kinh tế xã hội có thể khác với niềm tin thông thường về kinh tế. Các trường phái tư tưởng truyền thống thường cho rằng các các cá nhân có tính tư lợi và đưa ra quyết định hợp lí.
Các lí thuyết kinh tế xã hội thường xem xét vấn đề nằm ngoài trọng tâm của kinh tế học chính thống, bao gồm cả ảnh hưởng của môi trường và sinh thái đến tiêu dùng và sự giàu có.
Bản chất của kinh tế xã hội
Kinh tế xã hội đề cập đến mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội và kinh tế trong xã hội. Những yếu tố này ảnh hưởng đến cách một nhóm cụ thể hoặc tầng lớp kinh tế xã hội cư xử trong xã hội, bao gồm cả hành động của họ với tư cách là người tiêu dùng. Các giai cấp kinh tế xã hội có thể có các ưu tiên khác nhau về cách họ sử dụng tiền của mình.
Một số hàng hóa hoặc dịch vụ được coi là không có sẵn đối với một số giai cấp, dựa trên thu nhập khả năng nhận thức của chính họ để có thể chi trả cho chúng.
Những hàng hóa hoặc dịch vụ này có thể bao gồm quyền sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế tiên tiến hoặc đầy đủ, cơ hội giáo dục và khả năng mua thực phẩm đáp ứng các chỉ dẫn dinh dưỡng cụ thể.
Ví dụ thực tiễn về nghiên cứu của kinh tế xã hội
Các nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Khoa học Giáo dục, Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia Mỹ cho thấy trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp thường không có cơ hội bằng những đứa trẻ từ các gia đình có thu nhập trung bình hoặc cao.
Ví dụ, các gia đình có thu nhập thấp có thể không đủ khả năng trả tiền cho con cái họ tham gia vào vào các môn thể thao đồng đội, các lớp học âm nhạc hoặc gia sư dạy kèm, những điều có thể thúc đẩy chúng đạt được một tương lai thành đạt hơn cũng như giúp chúng có thêm tự tin để vượt qua nhiều thử thách hơn .
Ngoài ra, những đứa trẻ này có thể phải theo học các trường quá đông, nơi giáo dục bị thiếu hụt tài trợ, thiếu hụt giáo viên hoặc bị coi là thấp kém; do đó, chúng hấy không có cách nào để đạt được một tương lai tốt hơn, và có thể chấp nhận điều kiện kinh tế của chúng là vĩnh viễn.
Giống như gia đình và bạn bè, nhiều đứa trẻ thậm chí sẽ không cân nhắc đến việc tham gia vào bậc giáo dục sau trung học và khó có thể vượt qua mức nghèo khó khi trưởng thành.
(Theo investopedia)