Kì vọng (Expectation) trong kinh tế học là gì?
Mục Lục
Kì vọng (Expectation)
Kì vọng trong tiếng Anh là Expectation.
Các nhà kinh tế định nghĩa "kì vọng" là tập hợp các giả định mà mọi người đưa ra về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Những giả định này hướng dẫn các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ thông qua các quá trình ra quyết định của họ, làm cho nghiên cứu về kì vọng trở thành trọng tâm của nghiên cứu kinh tế.
Hiểu theo cách đơn giản nhất, kì vọng là nhận định về các sự kiện tương lai nhằm định hướng hành vi kinh tế hiện tại.
Ý nghĩa của kì vọng
Những gì mọi người kì vọng về tương lai sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế.
Dự đoán của một quản lí nhà hàng về số lượng khách hàng tiềm năng trong mùa hè có thể khiến anh ta thuê thêm nhân viên hoặc giảm đơn đặt hàng về thực phẩm trong nhà hàng. Hay kì vọng của một nhà giao dịch trái phiếu về cách Cục Dự trữ Liên bang thay đổi lãi suất sẽ thay đổi chiến lược giao dịch của cô ấy.
Do đó, kinh tế học là nghiên cứu về cách mọi người đưa ra quyết định. Kì vọng về những gì sẽ xảy ra trong tương lai nằm ở trung tâm của mọi lựa chọn, vì vậy chúng là trái tim của kinh tế học, và được coi như một ngành học.
Vấn đề về kì vọng trong kinh tế học?
Một vấn đề lớn chưa được giải quyết trong kinh tế học là phương pháp xử lí tính bất định của tương lai, đặc biệt khi cá nhân có nhận thức khác nhau về tương lai.
Kết quả, nhiều phân tích kinh tế gắn kì vọng vào các mô hình khác nhau với tư cách biến số cho trước, thường dưới đầu để mọi cái khác không thay đổi hoặc bằng cách giả định rằng cá nhân hành động phù hợp với giá thuyết kì vọng hợp lí.
Một vấn đề khác là kì vọng gắn với một thời kì và phần lớn phân tích kinh tế đều là phân tích tĩnh, nghĩa là người ta chỉ quan sát các điểm cân bằng, mà không chú ý tới đường đi của chúng. Một hình thức đơn giản, nhưng dễ hiểu của kì vọng là định đề mạng nhện.
Trong lí thuyết kinh tế, nhất là trong công trình nghiên cứu của Keynes, kì vọng đóng một vai trò quan trọng. Kì vọng được coi là biến số chủ yếu quyết định chu kì kinh doanh và ảnh hưởng tới nhu cầu đầu cơ tiền tệ. Kì vọng cũng có ý nghĩa lớn khi nghiên cứu cơ cấu thời hạn của lãi suất.
Để đưa kì vọng vào lí thuyết kinh tế, chúng ta có thể coi hành vi cá nhân là có tính chất thích nghi như trong giả thuyết kì vọng thích nghi. Mặc dù khái niệm này rất dễ hiểu vì kì vọng về tương lai có cơ sở ở kinh nghiệm quá khứ và hiện tại, nhưng những nỗ lực nhằm phản ánh lại thực tế này đã dẫn đến nhiều mô hình có cơ cấu phức tạp
(Tài liệu tham khảo: Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân; Bizfluent)