Kĩ năng nhận thức (Conceptual Skills) trong quản trị là gì? Ví dụ về kĩ năng nhận thức
Mục Lục
Kĩ năng nhận thức
Kĩ năng nhận thức trong tiếng Anh là Conceptual Skills.
Kĩ năng nhận thức là khả năng suy nghĩ sáng tạo, phân tích và hiểu những ý tưởng phức tạp và trừu tượng. Nhà quản lí cấp cao cần sử dụng kĩ năng nhận thức để có cái nhìn tổng thể về công ty, hiểu được mối quan hệ giữa các bộ phận và phòng ban, đánh giá tác động của công ty tới môi trường xung quanh.
(Theo businessdictionary.com)
Các kĩ năng trong quản trị
Nhà lí luận và tâm lý học Daniel Katz đã xác định ba kĩ năng phổ biến cần thiết cho mọi nhà quản lí. Đó là các kĩ năng nhận thức, kĩ năng con người và kĩ năng kĩ thuật.
- Kĩ năng nhận thức: cho phép nhà quản lí hình dung toàn bộ tổ chức và làm việc với các ý tưởng và mối quan hệ giữa các khái niệm trừu tượng.
- Kĩ năng con người, còn được gọi là kĩ năng quan hệ con người: bao gồm việc giao tiếp và chú ý đến mối quan hệ với người khác.
- Kĩ năng kĩ thuật: là những kiến thức và năng lực để thực hiện công việc. Nhà quản lí cần có kĩ năng kĩ thuật để giao tiếp hiệu quả với nhân viên trực tiếp làm việc và hỗ trợ họ.
Dù mọi nhà quản lí đều có những kĩ năng trên, tỉ trọng cần thiết của từng kĩ năng thay đổi tùy theo ngành và cấp độ quản lí.
Tầm quan trọng của kĩ năng nhận thức theo cấp quản lí
Các nhà quản lí cấp cao chủ yếu cần sử dụng kĩ năng nhận thức, nhưng họ cũng sử dụng các kĩ năng con người,và kĩ năng kĩ thuật để thiết lập một chiến lược phù hợp với tổ chức.
Hầu hết các nhà quản lí cấp trung chủ yếu sử dụng kĩ năng con người, vì họ cần giao tiếp với cấp trên, cấp dưới và xuyên suốt tổ chức để làm tốt công việc, nhưng họ cũng cần các kĩ năng nhận thức để xác định mục đích và đạt được các mục tiêu chiến lược.
Công việc của nhà quản lí cấp cơ sở (các giám sát viên trực tiếp) không đòi hỏi nhiều kĩ năng nhận thức. Họ chủ yếu dựa vào kĩ năng kĩ thuật, và ngoài ra cũng cần một số kĩ năng quan hệ con người.
Sidney Fine, một giáo sư và nhà sử học, đã mô tả ba nhóm kĩ năng liên quan đến dữ liệu (nhận thức), con người và vật (kĩ thuật). Ba nhóm kĩ năng này tương ứng với các kĩ năng của Katz. Fine mô tả các kĩ năng dữ liệu (nhận thức) hoạt động với nhau trong một hệ thống phân cấp chồng lên nhau, như thể hiện trong hình ảnh này:
Ví dụ về kĩ năng nhận thức
Julia là quản lí cấp cơ sở, chịu trách nhiệm giám sát hai người khác trong bộ phận đồ họa tại Razzle Dazzle, một công ty marketing và quan hệ công chúng. Do đặc thù ngành, cô ấy có kĩ năng nhận thức tốt. Sếp của cô đưa ra các mẫu về loại công việc mà anh hy vọng nhóm của cô sẽ tạo ra, cô sao chép các ví dụ và so sánh công việc của nhóm cô với tiêu chuẩn.
Hai năm sau, cô ấy trở thành giám đốc marketing trực tuyến. Là người quản lí cấp trung, cô vẫn có các kĩ năng nhận thức để sao chép và so sánh, nhưng cô cũng có kĩ năng phân tích đồ họa cho các khái niệm phức tạp hơn, chẳng hạn như ẩn dụ và ý nghĩa, màu sắc, hình dạng và kết cấu. Sau đó, cô tập hợp các ví dụ về sản phẩm tốt để chia sẻ với người giám sát bên dưới.
5 năm sau, Julia trở thành đối tác trong công ty. Cô ấy tạo ra chiến lược thiết kế sáng tạo và điều phối hoạt động của các bộ phận bên dưới để công ty có thể đáp ứng các mục tiêu chiến lược. Khi thảo luận để đưa ra quyết định chiến lược, cô ấy sẽ tổng hợp thông tin từ toàn bộ công ty, cũng như từ các thay đổi trong điều kiện và xu hướng trên thị trường.
(Theo study.com)