Thực hành tốt nhất (Best practice) là gì?
Mục Lục
Thực hành tốt nhất
Thực hành tốt nhất trong tiếng Anh gọi là: Best practice.
Thực hành tốt nhất là một tập hợp các hướng dẫn, nội qui hoặc ý tưởng tiêu biểu cho quá trình hành động hiệu quả hoặc thận trọng nhất, trong một tình huống kinh doanh nhất định.
Thực hành tốt nhất có thể được thiết lập bởi các cơ quan chức năng, hoặc có thể được qui đinh nội bộ bởi bộ phân quản lí của công ty. (Theo Investopedia)
Trung tâm Năng suất và Chất lượng Mỹ định nghĩa thực hành tốt nhất là:
"Những phương pháp sử dụng được lựa chọn bằng một quá trình có hệ thống, được xem như một chuẩn mực và được chứng minh là đem lại kết quả tốt đẹp và thành công. Khi áp dụng, những phương pháp tốt nhất này sẽ được xem xét, điều chỉnh cho thích ứng với đặc thù của từng tổ chức."
Như vậy, nói ngắn gọn thực hành tốt nhất là bất kì phương pháp nào đem đến hiệu quả cao nhất cho tổ chức để cải tiến tình trạng hiện tại.
Vì thuật ngữ “tốt nhất” mang tính tương đối nên khi coi một phương pháp là tốt nhất thì cần xem xét đến những điểm sau:
- Khi nào thì nó sẽ đem lại hiệu quả
- Khi nào đòi hỏi sử dụng mới hoặc đổi mới các nguồn lực như nhân lực và công nghệ.
- Khi nào được cá nhân hoặc tổ chức có danh tiếng công nhận (ví dụ, chuyên gia đầu ngành hoặc thông qua quá trình đánh giá, xem xét và trao thưởng)
- Khi nào thì có số lượng đáng kể khách hàng và nhà cung ứng của tổ chức biết đến.
Benchmarking và học hỏi từ Thực hành tốt nhất
Benchmarking (chuẩn đối sánh) có thể được sử dụng như một công cụ để phát hiện và thực hiện học hỏi từ những thực hành tốt nhất. Nó đưa ra một phương pháp luận để xác định, nắm bắt và làm thích ứng các thực hành tốt nhất để cải tiến hiệu quả hoạt động.
Lợi ích
Việc học hỏi từ những thực hành tốt nhất khuyến khích mọi người mở rộng tư duy, khuyến khích hoạt động cải tiến do hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực hoạt động trong và ngoài ngành. Việc ứng dụng thực hành tốt nhất đem đến những cải tiến quan trọng như:
Chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng, thoả mãn khách hàng, năng suất, huy động con người và hiệu quả về mặt tài chính.
(Tài liệu tham khảo: Sách cẩm nang kiến thức về năng suất chât lượng - Viện Năng suất Việt Nam)