Thương mại song phương (Bilateral Trade) là gì? Ưu, nhược điểm và ví dụ
Mục Lục
Thương mại song phương
Thương mại song phương trong tiếng Anh là Bilateral Trade.
Thương mại song phương là việc trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia xúc tiến thương mại và đầu tư.
Hai nước sẽ được hưởng giảm hoặc loại bỏ thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và các rào cản thương mại khác để khuyến khích thương mại và đầu tư.
Đặc điểm của Thương mại song phương
Mục tiêu của các hiệp định thương mại song phương là mở rộng khả năng tiếp cận giữa thị trường giữa hai quốc gia với nhau và giúp tăng trưởng kinh tế.
Các hoạt động kinh doanh được tiêu chuẩn hóa trong các khu vực mậu dịch chung, giúp ngăn không cho một quốc gia đánh cắp các sản phẩm sáng tạo khác, bán phá giá hàng hóa với chi phí nhỏ hơn hoặc sử dụng các khoản trợ cấp không công bằng.
Các hiệp định thương mại song phương đều tiêu chuẩn hóa các qui định, tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường.
Việt Nam đã kí các hiệp định thương mại song phương với các nước như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,…
Ưu điểm và nhược điểm của Thương mại song phương
So với các hiệp định thương mại đa phương, các hiệp định thương mại song phương dễ dàng được đàm phán, bởi vì chỉ có hai quốc gia thỏa thuận.
Các hiệp định thương mại song phương được khởi xướng và gặt hái lợi ích thương mại nhanh hơn các hiệp định đa phương.
Khi các cuộc đàm phán cho một hiệp định thương mại đa phương không thành công, nhiều quốc gia sẽ thay thế bằng đàm phán các hiệp định song phương.
Tuy nhiên, các thỏa thuận mới thường dẫn đến các thỏa thuận cạnh tranh giữa các quốc gia khác, loại bỏ những lợi ích mà hiệp định thương mại tự do (FTA) đã trao đổi giữa hai quốc gia ban đầu.
Thương mại song phương cũng giúp mở rộng thị trường hàng hóa cho một quốc gia.
Ví dụ, Mỹ mạnh mẽ theo đuổi các hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia dưới thời chính quyền Tổng thống Bush trong những năm đầu thập niên 2000. Ngoài việc tạo ra một thị trường cho hàng hóa Mỹ, việc mở rộng kí kết các hiệp định giúp truyền bá tư tưởng tự do hóa thương mại và khuyến khích mở cửa biên giới thương mại.
Tuy nhiên, thương mại song phương có thể làm lệch thị trường của một quốc gia khi các tập đoàn đa quốc gia lớn, có vốn và nguồn lực lớn muốn mở rộng qui mô, bước vào thị trường mới và chi phối những người chơi nhỏ hơn. Do đó, sau này các công ty nhỏ hơn phải đóng cửa vì bị cạnh tranh đánh bại.
Ví dụ về Thương mại song phương
Vào tháng 3 năm 2016, chính phủ Mỹ và chính phủ Peru đã đạt được thỏa thuận thương mại song phương xóa bỏ rào cản đối với xuất khẩu thịt bò của Mỹ sang Peru có hiệu lực từ năm 2003.
Thỏa thuận này đã tạo ra một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Mỹ Latinh. Năm 2015, Mỹ đã xuất khẩu 25,4 triệu USD sản phẩm thịt bò và thịt bò sang Peru. Xóa bỏ các yêu cầu chứng nhận của Peru, được gọi là chương trình xác minh xuất khẩu, đã giúp các chủ trang trại Mỹ mở rộng tiếp cận thị trường của Peru.
Mỹ và Peru đã đồng ý sửa đổi trong tuyên bố chứng nhận sản xuất thịt bò và các sản phẩm thịt bò từ các cơ sở được liên bang của Mỹ chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang Peru, thay vì chỉ các sản phẩm thịt bò và thịt bò từ các cơ sở tham gia chương trình Xác minh Xuất khẩu Nông nghiệp USDA (AMS).
(Theo Investopedia)