Khủng hoảng thanh khoản (Liquidity crisis) là gì? Đặc điểm
Mục Lục
Khủng hoảng thanh khoản
Khủng hoảng thanh khoản tiếng Anh là Liquidity crisis.
Khủng hoảng thanh khoản là một tình huống tài chính đặc trưng bởi hiện tượng thiếu tiền mặt hoặc tài sản dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt của nhiều doanh nghiệp hoặc định chế tài chính cùng một lúc.
Trong một cuộc khủng hoảng thanh khoản, các vấn đề thanh khoản tại các tổ chức cá nhân dẫn đến sự gia tăng mạnh về nhu cầu và giảm nguồn cung thanh khoản, và việc thiếu thanh khoản có sẵn có thể dẫn đến vỡ nợ lan rộng và thậm chí phá sản.
Đặc điểm của Khủng hoảng thanh khoản
Sự không phù hợp về kì hạn, giữa tài sản và nợ phải trả, cũng như việc thiếu dòng tiền đúng thời hạn, thường là căn nguyên của một cuộc khủng hoảng thanh khoản. Vấn đề thanh khoản có thể xảy ra tại một tổ chức duy nhất, nhưng một cuộc khủng hoảng thanh khoản thực sự thường liên quan đến việc thiếu thanh khoản đồng thời với nhiều tổ chức hoặc toàn bộ hệ thống tài chính.
Các định chế tài chính cá nhân không phải là những tổ chức duy nhất có thể có vấn đề về thanh khoản. Khi nhiều định chế tài chính gặp phải tình trạng thiếu thanh khoản đồng thời và rút dự trữ tự tài trợ của họ, khiến họ phải tìm kiếm thêm nợ ngắn hạn từ thị trường tín dụng hoặc cố gắng bán hết tài sản để tạo ra tiền mặt, thì khủng hoảng thanh khoản có thể xảy ra.
Lãi suất tăng, giới hạn dự trữ bắt buộc tối thiểu trở thành một ràng buộc và tài sản giảm hoặc không thay đổi giá trị khi mọi người cố gắng bán cùng một lúc. Nhu cầu cấp thiết về thanh khoản giữa các tổ chức trở thành một vòng phản hồi tích cực tự củng cố lẫn nhau, có thể lan sang các tổ chức và doanh nghiệp mà ban đầu không phải đối mặt với bất kì vấn đề thanh khoản nào.
Toàn bộ các quốc gia và các nền kinh tế có thể bị nhấn chìm trong tình huống này. Đối với toàn bộ nền kinh tế, một cuộc khủng hoảng thanh khoản có nghĩa là hai nguồn thanh khoản chính trong nền kinh tế là các khoản vay ngân hàng và thị trường thương phiếu đột nhiên trở nên khan hiếm. Các ngân hàng giảm số lượng khoản vay họ thực hiện hoặc ngừng thực hiện cho vay hoàn toàn.
Bởi vì rất nhiều công ty phi tài chính dựa vào các khoản vay này để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn của họ, việc thiếu cho vay này có tác động gợn sóng trong toàn bộ nền kinh tế. Theo hiệu ứng nhỏ giọt, việc thiếu vốn ảnh hưởng đến rất nhiều công ty, từ đó ảnh hưởng đến các cá nhân được tuyển dụng bởi các công ty đó.
Một cú sốc tiêu cực đối với các kì vọng kinh tế có thể khiến các chủ sở hữu tiền gửi tại một ngân hàng hoặc bản thân ngân hàng thực hiện rút tiền đột ngột với số lượng lớn, thậm chí là toàn bộ tài khoản của họ. Điều này có thể là do lo ngại về sự ổn định của các tổ chức cụ thể hoặc ảnh hưởng kinh tế rộng lớn hơn. Hoạt động này có thể khiến các ngân hàng thiếu tiền mặt và không thể cho tất cả các tài khoản đã đăng kí rút tiền.
(Theo Investopedia)